BỨC TRANH SƠN TUYẾT CỦA LƯU TRƯỜNG KHANH

 


@@!@

CHỦ BÚT:
Sáng nay ngồi cà phê với người bạn thời đại học , chuyện phiếm văn chương, trong tiết thu vớt, chờ đón mùa đông. Loanh quanh sang chuyện thơ Đường. Về sức gợi, sự cô đọng chắt lọc tài tình của Đường thi thì chẳng sao nói hết. Nhắc đến những bài thơ thất ngôn tuyệt cú Đường thi nổi tiếng như" Giang tuyết" của Liễu Tông Nguyên, "Tầm ẩn giả bất ngộ" của Giả Đảo, "Phùng tuyết túc Phù Dung sơn" của Lưu Trường Khanh ... Nhân đây đăng lại bài viết cũ BỨC TBài thơ Phùng tuyết túc Phù Dung sơn là một bài thơ điển hình của Lưu Trường Khanh thời Thịnh Đường ( Trung Hoa ). Thơ theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Câu chữ chắt lọc, hàm súc. Ý tứ sâu xa. Mượn cảnh mình nhỡ độ đường phải gõ cửa xin ngủ nhờ qua đêm trên núi Phù Dung vào mùa đông tuyết lạnh, thấy cảnh chủ nhân là người nghèo khó nhưng có tấm lòng rộng mở, Lưu Trường Khanh qua gia cảnh và hình bóng chủ nhân, cảnh núi non mùa đông lạnh giá, mà bày tỏ nỗi lòng mình, và qua đó, phác họa nên bức tranh của thời đại mình đang sống...
Thiển ý, bài thơ này, cùng với "Phong Kiều dạ bạc" của Trương Kế, "Lương Châu từ" của Vương Hàn, "Xuân hiểu" của Mạnh Hạo Nhiên, "Tĩnh dạ tư" của Lý Bạch, "Điểu minh giản" của Vương Duy... là những tuyệt bút thi ca đời Đường...
Nhân mùa đông đến, bàn đôi điều về tuyệt bút này.
Theo sử sách: Lưu Trường Khanh
劉長卿 (709-780), tự Văn Phòng 文房, người Hà Gian (nay là huyện Hà Gian, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc), đỗ tiến sĩ năm Khai Nguyên thứ 21, đời Đường Huyền Tông, làm quan đến Giám sát ngự sử... Tính tình ông cương trực, từng bị vu oan, bị biếm quan, và tù ngục... Tác phẩm có "Lưu Tuỳ châu tập". Sở trường của Lưu Trường Khanh là thể Ngũ ngôn, nên đương thời có biệt hiệu là Ngũ Ngôn trường thành...
Nguyên bản chữ Hán:
逢雪宿芙蓉山
日暮蒼山遠,
天寒白屋貧。
柴門聞犬吠,
風雪夜歸人。
Bản âm Hán Việt:
Phùng tuyết túc Phù Dung sơn,
Nhật mộ thương sơn viễn,
Thiên hàn bạch ốc bần.
Sài môn văn khuyển phệ,
Phong tuyết dạ quy nhân.
Dịch nghĩa:
Mặt trời đã lặn, thấy núi sẫm xa xa,
Trời thì lạnh, mà nhà chủ lại trống trải, nghèo nàn.
Nghe tiếng chó sủa bên ngoài cổng,
Người ( chủ nhân ) trở về nhà trong bóng đêm đầy gió tuyết.
Một số bản dịch của người yêu thơ Đường:

Núi xa mặt trời lặn
Nhà trống trải nghèo nàn
Nghe chó sủa ngoài cổng
Người về trong tuyết đêm.
( Trần Mỹ Giống )

Núi xa... bóng gác non tà
Gió xiêu, trời lạnh, căn nhà trống trơ
Vẳng nghe tiếng chó...ngẩn ngơ
Ùa theo người... gió...! Đêm mờ tuyết bay!
( Nguyễn Lâm Cẩn )

Mặt trời lặn khuất núi xa
Gió hun hút thổi cửa nhà trống trơn
Cổng ngoài tiếng chó sủa om
Giữa đêm mưa tuyết chủ nhân trở về
( Hoa Mai )

Ngày tàn xám núi xa
Trời lạnh trống tuyềnh nhà
Tiếng chó đón ngoài ngõ
Người về lộng tuyết sa.
( Trần Khấu )

1.
Chạng vạng non xa sẫm
Túp nghèo lạnh lẽo thêm
Cổng ngoài nghe chó sủa
Gió tuyết chủ về đêm

2.
Núi xanh xa tắt nắng chiều
Căn nhà trống trải cảnh nghèo tái tê
Cổng ngoài chó sủa vừa nghe
Ào ào gió tuyết người về trong đêm.
( Nguyễn Hữu Thăng )

Ác tà bóng núi xa xa
Trời Đông lạnh giá căn nhà trống trơn
Cổng ngoài chó sủa từng cơn
Người về kéo cả tuyết sơn ập vào.
( Trần Nhạc ),




Nhận xét