Cuộc đời này vẫn đáng tin đấy chứ !?

 


@@@

Mới đây (ngày 22/12/2022), tôi cùng nhà báo Đoàn Quang (nguyên TBT Báo Tiếng nói Việt Nam, nguyên giám đốc văn phòng VOV Tây Bắc) và nhà báo Lê Hải, phóng viên Báo TNVN có chuyến đi Tây Bắc. Trời mùa đông hanh khô, háo nước, nên chúng tôi ghé vào một quán ven đường thuộc địa phận Tân Lạc, Hòa Bình tình làm tách cà phê cho tỉnh táo. Quán rộng, mặt tiền đủ chỗ cho dăm xe tai đỗ, nhưng dấng vẻ tuềnh toàng vắng khách. Phỏng đoán, quán này chắc trước đây đông khách nhưng giờ hoang vằng thế này hẳn do hậu quả của thời Covid 19 ngăn sông cấm chợ kéo dài năn. Đỗ xe vào quán, chủ khách tuyệt không thấy một ai. Bèn gọi to mấy câu cũng chẳng có người lên tiếng. Thôi thì giải quyết “nỗi buồn” cái đã. Quay ra ới chủ quán thêm vài lần nữa cũng không thấy bóng người. Quan sát quanh quất, bàn ghế cũ phủ bụi, bàn nước sơ sài, giường ngủ của chủ quán nơi góc nhà vẫn bề bộn chăn màn, kệ ti-vi, chai lọ nồi xoong, bát đĩa trơ trỏng kiểu không người ở. Nhìn ngắm một hồi, thấy trên chiếc bàn gỗ tiền sảnh quán bày vài chục quả cảm tươi. Nhẩm bụng chắc là để bán. Nhà báo Đoàn Quang bảo: “Thôi anh em mình cứ tự nhiên xơu như cái thời "quán tự giác" rồi tự nhiên trả tiền, kiẻu từng tồn tại ở miền núi xưa ấy”. Rồi nhặt dăm quả cam mang ra bàn, sẵn có dao, bổ cam mời nhau ăn. Chụp mấy bức ảnh làm kỷ niệm, cũng là bằng chứng tự giác mua cam, trả tiên để trên bàn.

Ăn xong, vừa định ra xe thì chợt một nam thanh niên phóng xe ào vào quán. Đoán là chủ quán, chúng tôi bèn giải thích việc tự tiện ăn cam khi vắng chủ và đã trả tiền cam để trên mặt bàn nước. Chàng thanh niên cười bảo: “Cháu không phải là chủ quán đâu. Chủ quán có việc đi Hà Nội vắng từ hôm qua chưa về. Nhà cháu ngay bên cạnh, họ nhờ cháu ngó giùm thôi. Các chú cứ tự nhiên ạ,...” Hỏi :”Thế không cầm tiền bán cam à?”. Cười tươi, bảo: “Các chú cứ để đấy ạ, cháu cầm sau”. Nói rồi cua xe một vòng phóng đi mất dạng.

Chúng tôi lên ô tô tiếp tục hành trình và chưa thôi bàn về kiểu bán hàng “quán tự giác” thời nay ở miền núi này,...

Lại nhớ, cuối hè đầu thu năm 2017 mấy nhà báo VOV (tôi, Nguyễn Trọng Huân, Nguyễn Văn Chí, Lê Ngọc Tuấn...) có chuyến lên Hà Giang, xuyên Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần rồi vòng sang Simacai, Bắc Hà (Lào Cai) về yên Bái,... Khi đoàn đên thị trấn Quang Vinh của huyện Hoàng Su Phì, khát nước nghỉ chân. Xe chúng tôi dừng bên một quán nước mía đá bên đường phố ở trung tâm thị trấn. Định bụng mỗi người uống một ly mía đá cho mát lòng. Đợi một lát không thấy chủ quán đâu. Mấy cậu phóng viên trẻ bảo nhau tự lấy mía cho vào máy cán lấy nước rồi tự làm mía đá cho cả đoàn. Phố khá đông người, chủ quán đi đâu vắng, còn khách thì tự hò nhau làm nước mía đá uống mà những người mua bán xung quanh chẳng một ai hỡi hơi, hỏi han gì, cứ xem là chuyện đương nhiên ấy. Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên và bảo nhau, có lẽ chỉ ở vùng cao xa xôi nơi cư trú của bà con dân tộc thiểu số mới có kiểu bán hàng tin người thế này. Uống xong thì mới thấy chỉ quán về. Chúng tôi giải thích về sự tự ý của mình, chủ quán nhoẻn cười bảo: “Không sao ạ, các bác cứ tự nhiên”. Lúc tính tiền nước mía, chủ khách đùa nhau vui vẻ, rồi chào thân ái, lên đường.            Dọc đường, chuyện rôm rả mãu về cái sự thân thiện, cả tin của người miền núi,...

         Có lẽ, kiểu bán hàng và sự tin nhau nhứ thế, ngày nay, chỉ còn ở vùng miền núi xa xôi,...?

        Cuộc đời này vẫn đáng tin, đáng yêu đấy chứ !...

 





Nhận xét