Ông đồ Mặc Vương,

 

Chữ LẠC, (trong LẠC QUAN), có nghĩa là Sự vui vẻ, Yên vui.


Ông đồ Mặc Vương - Hoàng Tuấn Dũng thủ bút ngày mồng 8 tết Quý Mão, tại Hồ Văn, Văn Miếu, Hà Nội trong Hội chữ xuân, tặng mình

@@@

Hữu bằng viễn tự phương lai, bất duyệt lạc hồ?

(Có người bạn ở phương xa đến chơi, há chẳng vui lắm sao?)

Đây là câu trong đoạn văn đầu tiên khi mở sách LUẬN NGỮ của Khổng Tử.

Mồng 8 tết Quý Mão du hội chữ xuân, được ông đồ Mặc Vương thủ bút tặng chữ Lạc trong chữ Lạc Quan. Chữ này chuyển chú đọc là Nhạc ( Âm nhạc), cũng là chữ trong cái tên của tôi. Cha mẹ đăt cho cái tên Chu Nhạc ý muốn nói đến Âm nhạc của Nhà Chu về ngữ nghĩa. Thời Trung Hoa cổ đại âm nhạc đã rất phát triển, đến mức ở mỗi nước chư hầu, nghe triều đình tấu nhạc, người ta có thể đoán định được nước ấy thịnh trị hay suy thoái lụn bại,...

Tôi quen biết Hoàng Tuấn Dũng từ Hội chữ xuân 2017. Gốc Ninh Bình, học chuyên ngành hội họa, yêu thích thư pháp Hán Nôm nên rèn chữ thành tài. Có công việc ổn định song mỗi xuân tết đều về kinh kỳ tham dự Hội chữ xuân đua tài cùng các ông đồ xứ Bắc. Được biết mỗi giêng hai, ông đồ Mặc Vương đều dành thời gian cuối tuần ngồi viết thư pháp cho người dân địa phương và du khách ở khu phố cổ cố đô Hoa Lư (Ninh Bình). Say thư pháp, song không quên hội họa, Hoàng Tuấn Dung còn vẽ tranh theo dòng tranh dân gjan 12 con giáp trên chất liệu giấy dó, giấy điệp, hay đá cuội...  Cùng với đó, Hoàng Tuấn Dũng thông qua việc giao lưu với các nhà thư pháp Trung Hoa hiện đại cũng cấp tài liệu, sách nghiên cứu về Thư pháp cho các nhà thư pháp xứ ta và người yeu thích thư pháp Hán Nôm.

Trong bài thơ NGẪU HỨNG MÙA ÔNG ĐỒ RA PHỐ, tôi có nhắc đến Hoàng Tuấn Dũng với danh xưng Ông đồ Ninh Bình.

 





Nhận xét