@@@
Triết
lý ĐÈN VÀNG
trong
“không gian Nguyễn Huy Thiệp”
Đọc lại truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp, với tôi là một sự ngẫu nhiên. Số là, đầu hè năm nay (2022) tôi tham
gia chuyến lên Sa-pa với cha con, nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền và nhạc sĩ Nguyễn
Vĩnh Tiến. Trước chuyến tôi đến ngủ đêm tại nhà họ để sáng hôm sau lên đường
sớm. Tối ấy, chuyện vãn mỏi miệng, nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền bảo tôi “Nghe nói chú thích văn Nguyễn Huy Thiệp,...
có muốn nghe lại không? ... Dạo này, tôi hay mất ngủ, những lúc như thế, tôi cứ
vào mạng, Youtube ấy, nghe đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp, ... Hay lắm, mà lại dễ
ngủ. Ngủ lúc nào không biết...Cứ như Nguyễn Huy Thiệp ru mình vào một giấc mộng
khác ấy...”. Rồi nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền cho nghe truyện “Phẩm ttết”, và “Vàng lửa”,... Và rồi chũng tôi thiếp đi trong mộng mị,
Sáng hôm sau, ngồi xe với cha con nhà
thơ, nhạc sĩ, Nguyễn Vĩnh Tiến bật cho ca các ca khúc của anh chàng. Tôi nghe
nhạc đấy mà đâu óc cứ váng vất các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Ông đã
thức dậy trong tôi cảm xúc, tâm trạng những ngày xưa còn chưa xa, khi hóng từng
truyện ngắn của ông xuất hiện trên báo chí,...Nguyễn Huy Thiệp mất vào cuối
xuân năm 2021, thoáng chốc đã qua giỗ đầu ông rồi,...
Sau chuyến đi ấy, bẵng đi
vài tháng, nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tuyền gắn thẻ sang trang Facebook của tôi đường link Youtube
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, như muốn nhắc nhở tôi, hãy nghe lại đi, Tôi
nghe lại truyện ‘Sống dễ lắm”, rồi
cúứ thế, liền mấy ngày, tôi lần lượt nghe đọc lại truyện "Không có vua", "Những bài học nông thôn", "Bài học tiếng Việt", "Tội ác và trưng phạt", "Huyền thoại phố phường", "Chảy đi sông ơi", :"Muối của rừng’, "Quan âm chỉ lộ", "Sang sông", "Mưa Nhã Nam", "Ông Móng", "Giọt máu", "Con gái thủy thần", "Những người thợ xẻ", "Như sương như khói bay"... Những truyện
ngày trước tôi rất thích, đọc đi đọc lại nhiều lần gần như thuộc, vậy mà giờ
nghe lại thấy quen mà lạ. Có lẽ, sau nhiều năm, đời sống xã hội thay đổi... nên
cách nhìn nhận, đánh giá cuộc sống của tôi cũng khác. Với lại, tâm trạng đọc
cũng khác trước. Nếu ngày trước, tôi háo hức đọc như nuốt từng chữ từng câu rồi
bị cuốn theo, mặc cho Nguyễn Huy Thiệp dẫn dắt, thì nay, tôi nghe người đọc
diễn cảm với tâm trạng muốn thẩm định lại,...Thấy quen thì rõ rồi, còn lạ là
bởi chợt phát hiện ra điều này điều kia, hàm ý này hàm ý nọ trong câu chuyện cũ
mà ngày trước mình chưa từng ngộ,...
Tôi đặc biệt thích cái
triết lý “đèn vàng” được Nguyễn Huy
Thiệp nêu ra rồi kiến giải trong truyện ngắn “Bài học tiếng Việt” mà ông lấy nguyên mẫu từ cố nhà văn Vũ Trọng
Phụng, một tiểu thuyết gia nổi tiếng và xem như hàng đầu của văn học Việt Nam
hiện đại. Song trước khi bàn về cái triết lý “đèn vàng” này, tôi muốn nói đến một phương thức đặc sắc làm nên bản
sắc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đó là nghệ thuật không gian truyện, mà ở đây,
tôi gọi là không gian Nguyễn Huy Thiệp.
Trong những truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp, thì không gian truyện thật đặc biệt, dù chỉ là không gian hẹp trong một
chuyến đò ngang với thời gian mười phút (như “Sang sông”), hay không gian hiu quạnh trong túp nhà tuềnh toàng,
xác xơ ven sông Đà mờ mịt khói sương (trong "Như sương như khói bay") , hay không gian rộng lớn quốc gia,
dân tộc, triều đại (như "Kiếm sắc",
"Vàng lửa", "Phẩm tiết") hoặc không gian xuyên
suốt hàng trăm năm qua bốn đời của gia tộc họ Phạm (như "Giọt máu"),... Và trong không gian
nào thì cũng đủ để chứa câu chuyện, lớp lang với hàng tá khái niệm, hàng mớ lý
thuyết, hàng đống minh chứng mà tác giả cố tính nhét vào. Đó là cái tài của
riêng Nguyễn Huy Thiệp, bởi ở đấy, luôn chứa đựng những cặp khái niệm đối lập,
như đạo đức-vô luân, sáng tỏ-vô minh, văn minh-mông muội, ý thức-vô thức, cao
cả-hèn hạ, phúc thiện-tội ác, tình yêu-hận thù,... Cũng ở ngay không gian hỗn
độn thực hư lẫn lộn ấy, cái có lý và sự vô lý đều có chỗ trong một trật tự lo-gic
theo khuôn phép của tác giả. Đó chính là giọng điệu kể chuyện ma mị, ngôn ngữ
hội thoại quỷ ám. Tôi nghĩ, bằng ấy, Nguyễn Huy Thiệp đã thực sự làm bạn đọc bị
ám ảnh,...
Giờ thì tôi nói về triết lý
“đèn vàng” của ông. Trong truyện “Bài học tiếng Việt”, sau khi đưa ra các trạng
huống đèn xanh, đèn đỏ, đấy là những tín hiệu dứt khoát một chiều, Nguyễn Huy
Thiệp đi sâu phân tích trạng thái “đèn vàng”, Đây là trạng thái lưỡng lự. Ở
trạng thái này, mỗi con người có sự lựa chọn khác nhau theo tính toán của riêng
mình, hoặc dấn tới vượt thật nhanh, hoặc dứt khoát dựng lại chờ đợi, lại cũng
có thể lưỡng lự giữa đi hay dừng, và như thế, mỗi sự lựa chọn sẽ có những kết
quả tương ứng, thuận lợi hay bất trắc tùy may rủi,... Trở lại các sáng tác của
Nguyễn Huy Thiệp, hầu như các truyện, đều giăng mắc những ngã tư "đèn
vàng", ông đưa đẩy và dẫn dắt các nhân vật của mình đến trạng thái đèn
vàng, để cho họ tự lựa chọn theo mạch truyện, tâm lý nhân vật và lo-gic tình
tiết,... rồi cứ thế, tác giả tiện nước đẩy thuyền, tha hồ đưa hàng lô triết
luận của mình vào,...
Trạng thái "đèn vàng" được ẩn trong không gian
truyện ma mị, hư ảo mà ở đấy có cả thiên thần và ác quỷ, thiên đường và địa
ngục thì đương nhiên, cả nhân vật và bạn đọc chúng ta dễ bị ám thị,...và khi
ấy, mặc sức thuận theo ý đồ của nhà phù thủy,...
Để minh chứng cho triết lý
“đèn vàng” của Nguyễn Huy Thiệp, tôi
xin dẫn chứng từ một số truyện ngắn của ông.
Ví như:
Ở truyện “Huyền thoại phố phường”,
anh hàng nhà quê công chức nghèo tên Hạnh ra phố lập nghiệp, thoạt đầu chàng ta
lân la làm quen và giao du với dám con gái nhà giàu với ý đồ “chui ngầm chạn” hưởng lợi từ nhà vợ
tương lại, đấy là một sự lựa chọn có ý đồ, một lần xử lý trạng thái “đèn vàng” có thể tạm gòi là thành công.
Thế nhưng. khi gặp trầng thái “đèn vàng”
tiếp theo, anh chàng Hạnh đã xử lý một cách quyết liệt, ấy là việc đấy bà Thiều,
mẹ vợ tương lai của mình vào trạng thái trớ trêu hiến thân cho gã, nhằm đánh đổi
tấm vé số của mình dược tặng trước đó, lấy tấm vé số của bà Thiều vì nghĩ tấm vé
số đó được thần linh bảo hộ sẽ trúng độc đắc sau khi nó được bà ta đem đi lễ
bái cầu xin ở các đền phủ. Rốt cuộc, kết quả ngược lại, anh chàng Hạnh trắng
tay mọi nhẽ, trở thành thằng dở người,...
Hay như,
truyện ngắn “Những bài học nông thôn”,
anh giáo Triệu khi gặp tình huống “đèn
vàng” đã quyết định rất nhanh, ngay tắp lự, nhảy ra lấy thân mình chặn con
trâu điên để cứu thằng cu Tiến, chịu cái chết thương tâm. Ấy là vì anh giáo
Triệu nghĩ mình sớm ngộ ra ý nghĩa cuộc đời, có sống thêm cũng vậy thôi, nên
chấp nhận cái chết có thể đến với mình
để cứu mạng một đứa trẻ ngây thơ. Trong trạng huống ấy, giáo Triệu có
thể né tránh cái chết, mặc cho con trâu điên húc cu Tiến thì cũng chẳng ai
trách cứ anh ta được. Nhưng không, ý nghĩa cuộc sống mà giáo Triệu ngộ ra là sự bất tử,... Và như
thế, giáo Triệu đã chọn cái chết để thành huyền thoại của làng,...
Hay như,
truyện ngắn “Như sương như khói bay”,
nhân vật chính là ông Trụ, một ông già bị người ta bỏ quên quá tuổi nghỉ hưu,
mấy chục năm trời dằng đẵng một mình trông cái trạm thủy văn ven bờ sông Đà
hoang vắng, hiu hắt, mờ ảo sương khói. Ngoài việc hằng ngày do nước đo sóng rồi
ghi chép vào một cũ sổ, thì có chút niềm vui dạy chữ và chút dạo lý ở đời cho
một bé gái trẻ con, có cha mẹ hẳn hoi mà như bị bỏ rơi, dần bước sang tuổi mới
lớn. Dần dà, trong bầu sương khói mụ mị ấy, hai con người cô đơn nương tựa vào
nhau, nâng đỡ tâm hồn nhau, khiến họ không còn ý thức về vai trò của mỗi người.
Ông Trụ tự thấy mình như ông, như cha, như thầy giáo,... và còn là một người
khác giới đối với bé San; và ngược lại, cô bé San cũng cảm nhận ông Trụ là tất
thảy đối với nó (ông, cha, thầy giáo và
người đàn ông khác giới,.. gần như một người tình). Trong trạng thái “đèn
vàng” mù mờ, mọi chuyện diễn ra bình thường, song le, chẳng thể mãi “đèn vàng”, nên khi chuyển trạng thái “đèn đỏ”, ấy là lúc cả hai người đều nhận
ra thứ tình cảm pha chút luyến ái thì là lúc buojc phải ra quyết định. Bé San
trẻ con, nó chưa mấy hiểu sự “nguy hiểm” của thứ tình cảm này, nhưng ông Trụ
thì không, ông hiểu rõ sự thể sẽ rao sao tùy theo sự lựa chọn của mình. Hoặc ở
lại sống với bé San, mặc cuộc đời trồi đến đâu thì đến, hoặc “đèn đỏ” stop, bở về xuôi với gia đình
của mình như một kẻ yếu đuối trốn chạy? Và ông Trụ đã trốn chạy vào một sớm
sương khói mù trời như ảo ảnh, chấp nhận đem theo phần còn lại của cuộc đời mình sự day dứt khôn nguôi. Còn
bé San, không có ông Trụ, nó mất nốt chỗ dựa cuối cùng để trụ lại với cuộc đời
này. Thân phận nó ra sao, còn là một câu hỏi chẳng của riêng ông Trụ mà cho cả
mỗi bạn đọc chúng ta?...
Hay như, truyện “Con gái thủy thần”, cả một vùng quê ven sông Cái gần nửa thế kỷ
qua sống với một huyền thoại về Mẹ Cả-Janna Đoàn Thị Phương, con gái thủy thần,
cho đến khi anh chàng Trương, một gã nông dân trẻ tuổi chất phác phát hiện ra,
giai thoại về con gái thủy thần lại do một lão già liệt chân tai quái gớm giếc
(cha của Đô Thi) phịa ra lòa thiên hạ. Một khúc gỗ khô từ cây muỗn cổ thụ bị
sét đánh vùi dưới cát thành mộ Mẹ Cả huyền thoại, và người ta cứ sống với những
huyền thoại thì cuộc đời này mới nên thơ và đẹp đẽ làm sao. Khi đụng vào thực
tế cuộc sống, cái gì cũng chẻ hoe thì đều chẳng ra gì. Cái anh chàng tên Trương ngốc nghếch kia cứ lần mò đi tìm
sự thật, thấy được hiện thân của Mẹ Cả-con gái thủy thần-Janna Doàn Thị Phương,
chẳng qua là một cô gái bình thường, con rơi của lão chủ hãng nước mắm, đem gửi
nhờ nhà thơ nuôi giúp thành con chiên của Chúa, cũng yêu ghét, thất tình như
ai,... Ở đây, sự mù mờ lưỡng trạng thái “đèn
vàng” lại có trác dụng hơn sự rõ ràng, rành mạch của đèn đỏ hay đèn xanh.
Hãy để cho các huyền hoại có đất sống, đừng chẻ hoe mà làm gì, kẻo sẽ thành vô
duyên, tẻ nhạt!...
Cũng có thể dẫn chứng thêm
hai truyện khác nữa, như truyện “Sang
sông”, trạng thái “đèn vàng” chỉ
trong chốc lát, bằng thời gian của một chuyến đò ngang; hay như truyện “Giọt máu”, thì trạng thái này lại nhiều
lần xuất hiện, kéo dài giả nửa thế kỷ với mỗi đời tiếp nối dòng tộc gia đình họ
Phạm,...
Hàng trăm truyện của Nguyễn
Huy Thiệp, hầu như truyện nào tác giả cũng tạo ra trạng thái hay tình huống “đèn vàng” như thế. Vậy nên, xem đây là
một đặc trưng phương pháp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là có cái lý
của nó.
Một điểm nữa, nhìn chung,
không gian Nguyễn Huy Thiệp thường đượm buồn, các cũng bậc và tâm trạng đem đến
nỗi buồn, rồi lây lan sang người khác như một thứ bệnh truyền nhiễm. Nhưng mà
nó đẹp, đầy tính thẩm mỹ. Còn nó có nguy hiểm hay không thì tùy mức thẩm thấu
của mỗi người?...
Nguyễn Huy Thiệp cũng hay
nói đến tín ngưỡng, tôn giáo. Dường như, ông luôn đi tìm nó, thứ tín ngưỡng của
riêng ông., m ở đấy, đánh thức được Lòng trắc ẩn- qua đó giáo dục, giáo
hóa đùng hơn, sự khai hóa lại thì phải?
Thêm nữa, Nguyễn Huy Thiệp
cũng hay tự mâu thuẫn với chính mình. Song có lẽ vậy, khi đọc truyện của ông,
đến đâu thích thú đến đó, rồi cứ thế sa vào bẫy của ông lúc bào không biết, đến
hết truyện lại như mờ mịt chẳng có lối ra và bỗng không hiểu ông đã nói gì. Lối
viết ấy là điểm mạnh của Nguyễn Huy Thiệp, nó gây ảnh hưởng, chi phối nhiều cây
bút văn xuôi khác., mà sau này, tôi nhận ra dấu vết ấy ở truyện ngắn này truyện
ngắn nọ ở cây bút nọ cây bút kia. Kể cả tác giả bài viết này, cũng từng bị ảnh
hưởng lối viết của Nguyễn Huy Thiệp.
Sau này, đọc thêm diễn văn
của Nguyễn Huy Thiệp khi ông nhận giải thưởng văn học quốc tế ở Italia, giải Premio
Nonino (2008) , tôi càng thám những điều đó!... ./.
Nhận xét
Đăng nhận xét