ĐẢO CHÌM CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA
CHUYỆN NGOÀI TRUYỆN
I. Những nhân
vật của tiểu thuyết mini Đảo Chìm
ở ngoài đời.
Những chuyện
tôi kể sau đây, bắt đầu từ một trang mạng xã hội, Blog Tiếng Việt (blogtiengviet.net)
vào đầu năm 2011.
Khi ấy,
tôi (Nguyễn Chu Nhạc, tác giả bài viết này) lập trang cá nhân trên
BlogTiếng Việt có tên Ngẫm & Viết. Bài đăng đều đều
với phần cảm nhận (comment) của nhiều cư dân mạng. Chẳng có gì đáng nói, đến
một ngày (27/2/2011), tôi đăng bài nói về một bài thơ ứng tác của nhà thơ Trần
Đăng Khoa thời học trò có tên “Sắp mưa” theo thể Đường luật, thất
ngôn bát cú. Người bàn luận đông lắm, khen chê đủ kiểu, trong đó có ý kiến khía
vào chuyện bài thơ này luật bằng trắc chưa thật chỉnh. Ý chê là đúng.
Trong rất nhiều ý kiến ấy, tôi thực sự chú ý đến Bạn đọc (chỉ
người không phải là bloger, tức là không lập trang cá nhân với tư cách là
bloger) có tên Trần Trọng Trí. Xin trích nguyên văn:“Bình luận từ: Trần
Trọng Trí [Bạn đọc] 28.02.11@20:32 Tôi đã về hưu
mấy năm nay, giờ làm thợ cắt tóc. Nghe con cháu út nhà tôi bảo trong quán lá Lễ
Nhạc nhà
Thật bất
ngờ và vui. Bởi từ ý kiến bày tỏ quan điểm về thi ca rất hiện đại và tiến bộ,
Trần Trọng Trí còn cho biết ông từng công tác, có mối quen biết cũ với nhà thơ
Trần Đăng Khoa, đặc biệt là thơ ứng tác của Khoa đầy thú vị. Tôi khoe ông rằng
nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng có trang cá nhân trên Blog này, có tên Lão
Khoa, ông có thể vào đọc, tha hồ nhắn nhe nhau, đồng thời tôi cũng mách
với Khoa về chuyện thuyền trường Trần Trọng Trí nhắn gửi. Nhà thơ nhớ ngay người quen cũ, lập tức trả
lời: “Vài hôm rồi quây quả với mấy việc hệ trọng, bữa nay ghé vào quán lá
nhà lão
Từ bất ngờ
này dẫn đến bất ngờ khác, một cựu lính hải quân, cấp dưới của thuyền trưởng
Trần Trọng Trí đã nhận ra thủ trưởng cũ của mình: “Bình luận từ: Nguyễn Văn
Tròn: Ối thủ trưởng Trí ơi! Em không ngờ lại gặp thủ trưởng ở đây. Em
nghe bà chị em khen quán lá ông Nhạc, em vào xem người ta mổ thịt ông Khoa, hóa
ra lại gặp thủ trưởng cũng tham gia tùng xẻo. Em dạo này mở quán thịt chó, cũng
sống được Sếp ạ. Sếp thuộc thơ bác Khoa còn em lại khoái thơ Sếp. Mà thơ rất
thiết thực. Sếp còn nhớ Sếp cáu um lên vì bọn thằng Lĩnh ỉa bậy không? Sếp viết
thơ lên mảnh tôn cắm bên cạnh hố xí: "Ỉa thật đúng lỗ mới tài/ Ỉa trệch
ra ngoài kỹ thuật không cao". Nhưng em thích nhất bài thơ Sếp tặng em.
Hồi em kiếm được tấm vải dù cho con vợ mới cưới. Sếp viết hộ em: "Gửi
tặng em yêu tấm vải dù/ Anh đi tìm kiếm xuýt mất cu/ Mìn vướng, bom gài, anh
đéo sợ/ Một tay cuộn dù, tay bịt cu". Nghĩa là giữ cho em cả tinh thần
và vật chất. Mất cái "cần tăng dân số" thì có đến hàng trăm mét dù,
nó cũng bỏ. Em ôm trọn vẹn của nả về cho vợ mà con vợ em nó vẫn bỏ. đi theo
thằng khác. Có giữ được quái đâu. Bây giờ em thay ba vợ rồi. Vợ đương chức của
em hiện là giáo viên dạy mẫu giáo, lương ít nhưng tử tế, có điều kiện chăm con.
Hôm nào em sẽ về quê thủ trưởng đấy.”...
Điều thú
vị nữa, trong phần cảm nhận của bài viết này, nhiều bậc văn-thi sĩ, nhà phê
bình văn học và các bậc cao nhân đều vào bàn góp, nhất là kể về tài ứng tác của
nhà thơ Trần Đăng Khoa như Nhật Tuấn, Vu Gia, Đỗ Hoàng, Vũ Cao Đàm,... và có cả
những bạn thơ văn thuở thiếu thời của Trần Đăng Khoa là Chu Hồng Quý, Nguyễn
Việt An cũng nhảy vào đàm luận....
Thấp
thoáng bóng dáng vài ba nhân vật của tiểu tuyết Đảo Chìm, thuyền
trưởng Trần Trọng Trí, (Chính trị viên Thuận), lính thủy Nguyễn Văn Tròn
(Tư Xồm) và còn nữa... Lẽ dĩ
nhiên, tướng Giáp Văn Cương, vị Tư lệnh Quân chủng Hải Quân, một nhân vật trung
tâm, ông là người nổi tiếng, nhưng tôi không nhắc ở bài viết này, bởi trong
tiểu thuyết Đảo Chìm, Trần Đăng Khoa đã dành đến cả hai chương để khắc họa chân dung ông, vả
lại ông cũng đã khuất bóng lâu rồi, hãy để ông yên giấc ngàn thu cùng những
huyền thoại xung quanh mình. Ở đây, tôi muốn dành để nói về các nguyên mẫu khác
mà nhiều người còn chưa biết họ ngoài đời. Tôi thấy, cũng cần có đôi lời thưa
cùng quý bạn đọc, những phần trích từ các nguyên mẫu nhân vật được tôi dẫn
trong bài viết này, có thể làm ai đó không hài lòng, bởi vẫn quen với văn
chương kinh điển, mực thước lễ giáo, mà họ lại nguyên là lính tráng, bụi bặm,
bỗ bã nhưng vô cùng trong sáng và xót xa như chính đời sống và số phận thực của
họ ở ngoài đời, hơn nữa, vài ba người trong số họ cũng đã khuất, vì thế những
hiện vật của họ, những câu chuyện của họ đã trở thành kỷ vật vô giá, thiêng
liêng. Vậy nên, tôi xin phép được để nguyên, xem như hiện vật của bảo tàng.
Những mong được bạn đọc thứ lỗi, nếu có
điều gì không hợp với quý vị.
Và những
câu chuyện ngoài truyện của Đảo Chìm bắt đầu từ đây,...
II.
Đảo Chìm, chuyện ngoài truyện.
Câu chuyện
của thuyền trường Tàu HQ 05 Trường Sa, Trần Trọng Trí và những người lính thuộc
cấp của mình một thời còn tiếp diễn. Song trước khi nói về tiểu thuyết ĐẢO CHÌM
của nhà thơ Trần Đăng Khoa, cùng những chuyện ngoài truyện, tôi muốn kể thêm về
vị thuyền trưởng tàu HQ 05, Trần Trọng Trí và những người lính ngày ấy của ông
(Nguyễn Văn Tròn, Lê Văn Khánh v.v...), bởi đó là những nguyên mẫu mà
nhà thơ Trần Đăng Khoa dựng thành các nhân vật chính trong cuốn sách của mình:
Chính trị viên Thuận, Tư Xồm... Âu cũng là cách để bạn đọc biết thêm về các
chuyện thực ngoài đời của các nhân vật tiểu thuyết, mà cụ thể ở đây là xứ ĐẢO
CHÌM.
Vẫn trong phần ghi cảm nhận bài viết của tôi về thơ ứng
tác của Trần Đăng Khoa, một người lính hải quân khác xuất hiện khi anh chàng
này được bạn mình-cựu thủy thủ Nguyễn Văn Tròn mách bảo: “Bình luận từ: LÊ VĂN
KHÁNH [Bạn đọc] 02.03.11@10:51: Ôi chồ chồ,
thủ trưởng ơi, em là Khánh đây, Khánh cắt tóc và dạy thủ trưởng cắt tóc đó.
Thằng Tròn điện cho em bảo vô xem thủ trưởng, lại bày cho em cách viết thư cho
thủ trưởng. Em vào mấy hôm rồi, nhưng bữa ni mới biết cách viết thư. Em đọc thơ
thiên hạ thấy thua thơ thủ trưởng hết. Em đọc thơ thủ trưởng, ai cũng thích.
Vịnh cây khoai môn: Trên rừng sướng nhất cây khoai môn/ Củ nó luộc lên ăn
rất ngon./ Cái bẹ nấu canh ăn cũng sướng/ Lá nó hao hao giống cái l...Vịnh
Nồi hầm: Trắng trắng đen đen lại lùm lùm/ Cũng đai cũng ốc, cũng tùm lum./
Thịt gân nhét phứa vào trong ấy/ Một lúc rút ra nhũn nhùn nhùn. Vịnh cái tủ
lạnh Sa-ra-top: Cắm vào run rảy toàn thân./ Rút ra nước chảy từ chân xuống
sàn./ Hỡi người quân tử giàu sang./ Cắm vào xin chớ vội vàng rút ra. Nhưng
em thích nhất vẫn là bài thơ Sống ở đảo chìm, viết tặng ông Trần
Đăng Khoa: Sống ở đảo khoái ơi là khoái./ Nó giúp ta đi đái rất gần./ Đái ở
đầu, đái ở chân (Đầu đảo, chân đảo) /Đứng đâu đái đấy, đéo cần đi xa./
Chẳng như hồi sống ở nhà./ Muốn đái một bãi phải ra tận vườn. Hay. Thủ
trưởng có thơ mới, bảo bác Nhạc đăng cho chúng em thưởng thức nhá”.
Chưa hết, trong
các cảm nhận vào bài viết của tôi, thầy trò Trí-Tròn còn đối đáp nhau nhiều: “Bluận từ: Trần Trọng Trí [Bạn đọc] 01.03.11@20:59/: Con cháu tôi lại
khoe, có một bác đọc thơ ông, lại khen thơ ông hay hơn thơ ông Khoa. Tôi lại
phải vào quán lá của bác Nhạc. Hóa ra là chú Tròn. Rất mừng chú có quán thịt
chó. Mà dạo xưa chú có biết ăn thịt chó đâu nhỉ. Hôm Trường Sa giết con Ái Vân (tên con chó
khoang - lính thường lấy tên ca sĩ họ yêu thích đặt cho chó) để chiêu đãi
tướng Cương, chú với ông Khoa không ăn. Chú còn nôn ọe. Bây giờ lại nghiện thịt
chó à. Rất mừng chú có ba vợ. Anh một vợ đã mệt phờ. Bà cai ngục nhà anh cũng
béo như ông Khoa, hơn 5 sọi rồi mà nước vẫn dâng như lũ sông Hồng. Chú Tròn ba
vợ thì kém đếch gì cụ khốt đồ nho, nhân vật của bác Nhạc. Cái truyện ấy hay đấy
(về truyện ngắn Ngày xưa ấy của Nguyễn Chu Nhạc). Vào đọc ngay.
Tôi rất thích. Thích nhất là đoạn làm tình của đôi trẻ. Tôi bây giờ đọc bác
Nhạc luôn luôn. Mặc dù mỗi lần vào quán bác Nhạc, tôi lại mất ngót chục ngàn.
Mụ chủ còn đe tăng giá. Mụ vợ tôi cũng điên "Già còn đĩ. Vào xem mấy con
để l…à". Tôi bảo, thì để đỡ tốn tiền, bà cởi cho tôi xem. Đấy, văn bác
Nhạc được bà ấy ví với cái l.. Chuyến này khéo ông Khoa sẽ ghen vì văn ông Khoa
không được bà ấy đề cao như văn ông Nhạc. Tiếc là lâu rồi, tôi không gặp ông Khoa,
chỉ thỉnh thoảng thấy ông ấy trên Tivi. Béo quá. Ông ấy mà về làng, không khéo
chết oan vì dân nó đánh, nghi là thằng tham nhũng. Hôm tôi qua Đài, đi với mấy
ông cựu chiến binh bên Bộ Tổng tham mưu, có ông Đảng, Phó Chủ tịch Hội CCB đài
tiếp rồi dẫn đi xem mấy nơi, qua phòng ông Khoa thì ông ấy đi vắng. Tôi vẫn làm
thơ, tham gia câu lạc bộ thơ. Hôm vừa rồi có gửi bốn bài cho ông Bành Thông in
trong tập Hương ngoại ô cùng với một triệu tiền mua sách. Thơ mà cánh
cựu chiến binh quê tôi thích đều là thơ mách qué. Bữa nào vào Quảng Bình tôi sẽ
đến thăm chú Tròn. Còn bác Khoa với bác Nhạc tôi gặp chắc không khó lắm. Bây
giờ các bác ấy mở quán ảo rồi, tôi sẽ vào luôn”.
“Nguyễn Văn Tròn [Bạn đọc] 02.03.11@10:24: Thủ trưởng
Trí ơi. May có bác Nhạc làm liên lạc để em được gặp thủ trưởng. Em mở quán thịt
chó, nhưng vẫn không biết ăn thịt chó. Điều đó chẳng quan trọng. Vợ và chú em
vợ em tác nghiệp, còn em thu tiền và điều hành chung. Quán của em ở thị trấn Ba
Đồn, với bảng hiệu: Cày tơ Tròn lùn. Đông khách lắm. Thế cái bệnh lòi
dom của thủ trưởng bây giờ thế nào rồi? Thủ trưởng vẫn làm thơ quậy à? Em vừa
thấy thủ trưởng quậy trên mạng bác Nhạc, nói cái vụ cối chày gì đó. Bà Giời
đã tốc váy mây/ Ta cùng vợ vác cối chày ra phơi. Thủ trưởng cũng nên giữ mồm giữ miệng một
chút, chả gì Sếp cũng Đại tá, lương tướng, xuýt nữa anh hùng. Mạng ấy toàn trí
thức đọc cả đấy. Em xem thấy ù đầu. Thủ trưởng cũng phải cẩn thận trước bà xã.
Bà ấy có thể không thích văn chương nhưng vì tò mò, tưởng ở đấy có l... gái
trinh, mò vào, thấy thủ trưởng nói xấu vợ thì chết. Loạng quạng mụ có bồ lại
tắm cho thủ trưởng một can xăng như vợ nhà báo Hoàng Hùng thì khốn. Đàn bà
không tin được đâu. Gặp thằng mả mẹ nào nó khen đểu cho một câu là sướng chổng
phao câu lên, coi chồng như cứt chó ngay. Các cụ xưa không cho ngồi chung mâm,
chỉ để ăn trong xó bếp kể cũng không oan. Em qua ba cối rồi, em biết. Tanh lắm.
Thủ trưởng vẫn phải cẩn thận đấy. Lúc nào thăm thủ trưởng, em nói nhiều, bây
giừ qua nhà ông Nhạc, anh em mình nói với nhau mà toàn thiên hạ nghe, cụt cả
hứng. Thủ trưởng bảo trọng”.
Trong cảm nhận này, Nguyễn Văn Tròn có nhắc đến một
chuyện, ấy là cựu thuyền trưởng, đại tá Trần Trọng Trí từng xuýt được phong tặng
danh hiệu Anh hùng (danh hiệu AHLLVT). Về điều này, nghe đâu, khi xem
xét hồ sơ để phong tặng danh hiệu anh hùng cho Trần Trọng Trí thì có vấn đề về lí
lịch nhân, vướng víu chút xíu gì đó. Chẳng rõ hư thực ra sao?
Sau những
ngày đầu đầy xúc động, cựu thuyền trưởng Trần Trọng Trí đã kiềm chế cảm xúc của
mình, tỏ ra điềm tĩnh, sâu lắng, thì chàng cựu lính Nguyễn Văn Tròn vẫn tràn
đầy năng lượng, bắn liên thanh bằng những cảm nhận gây xốc: ”Bình luận từ: Nguyễn văn Tròn [Bạn đọc] 03.03.11@06:22/: Thủ trưởng Trí ơi!. Bây giờ chắc thủ
trưởng đang ngủ, mà mấy con mẹ quán Nét cũng đang ngủ, thế mà em đã lẻn vô nhà
bác Nhạc rồi đấy. Em vô bằng cái máy tính con con của em. Rất tiện lợi. Giờ em
quyết định thế này: Giữa tháng Ba này là ngày giỗ ông anh của em. Bác Nguyễn
Văn Vuông, hy sinh thời chống Mỹ. Em mời thủ trưởng vô Quảng Bình. Tiện thể, ta
quá giang mấy trăm cây đi Nghĩa trang Trường Sơn. Em sẽ tặng thủ trưởng cái vi
tính xách tay và cái USB nối mạng, em bao thủ trưởng cước hàng tháng, để thủ
trưởng đọc bác Khoa bác Nhạc và trăm thứ rất hay trên mạng. Còn báo giấy nhạt
toẹt. Cước chẳng đáng bao nhiêu đâu. Em thử rồi. Chỉ cần thủ trưởng không xem
phim đồi trụy thì phí rẻ lắm. Em chỉ tiết kiệm mấy đĩa thịt chó là thủ trưởng
chơi nhòe. Thủ trưởng nhắn cho em thằng Hanh, con Nhạn (Cái con ngày xưa
thủ trưởng cứ xui em hôn nó rồi bóp vú ấy). Bây giờ chắc già khắm ra rồi. Còn
thằng Bình, thằng Việt, thằng Cải, thằng Khang, thằng Trường (Thằng Trường khỏe
như trâu mà bị vợ cắm sừng, khổ thế. Em bảo thôi vứt đi, kiếm đứa khác. Đàn bà
thiếu giống. Bác Khoa cứ ra rả làm thơ tôn vinh chị em, cũng hâm lắm. Bác này
rất thông minh, thông thái, nhưng thi thoảng cũng ngu và hâm đột xuất). Em thấy
đàn bà chẳng sâu sắc thủy chung gì đâu, cù được vào nách là ngả được bàn đèn
luôn, từ con osin đến các mệnh phụ phu nhân, rồi cả hoa hậu nữa, sếp thấy có
đứa nào ra hồn đâu. Đấy như vợ nhà báo Hoàng Hùng đấy, có thể thiêu chồng chạy
theo một thằng hạng tép, mà chưa chắc cái chày của nó đã tốt hơn chày của thằng
Hùng. Đàn bà là vậy. Chắc nó rót vào tai mấy câu khen đểu là động cỡn liền. Đàn
bà thường chỉ tiếc và đuổi theo những thằng đểu và thường coi khinh những thằng
tử tế. Thủ trưởng nhớ báo cho em mấy thằng ấy nhé, còn thằng Khánh thì em liên
lạc được rồi. Có vi tính em với thủ trưởng có thể thông thương mà không làm
phiền bác Nhạc, bác Khoa nữa. Mà nếu thủ trưởng có bồ hẹn càng tiện lợi. Cánh
công chức toàn thế đấy thủ trưởng ạ. Bồ bịch búa sua”.
Hình như, cảm
thấy ngại khi dùng ngôn ngữ đầy chất lính tráng, anh chàng Nguyễn Văn Tròn có
vẻ khách khí. Tôi bèn thưa lại vì thực lòng muốn mọi người cứ tự nhiên như cũ:
“Chủ nhân xin có lời nhắn với thuyền trưởng Trí, và các cựu binh Nguyễn Văn
Tròn, Lê Văn Khánh v.v... Mọi người cứ giao lưu thoải mái, không có gì phiền
đâu. Rất vui được hầu trà thuốc điếu đóm, cả rượu thịt chó nữa, để bồi tiếp mọi
người. Kính”.
Việc giao
lưu ảo trên mạng xã hội, nhất là khi vào trang cá nhân của tôi và Trần Đăng
Khoa, rồi gặp các lính cựu Nguyễn Văn Tròn, Lê Văn Khánh.... khiến cựu thuyền
trưởng Trần Trọng Trí bị hấp dẫn đến nỗi không cưỡng nổi, cho đến một hôm, ông
thông báo với tôi và cộng đồng mạng Blog Tiếng Việt: “Bình luận từ: Trần Trọng Trí [Bạn đọc] 06.03.11@21:26/ : Tôi đã sắm
máy tính cũ xách tay và cả USB, có thể vào các ông thường xuyên. Mụ vợ tui còn
mê các ông hơn cả tui. Cảm ơn các ông đã giúp tui hòa nhập thế giới hiện đại.
Ngày mai tui đi Sài Lang Thành (ý chỉ Sài Gòn-Tp.Hồ Chí Minh ) nhưng vẫn đọc
các ông đấy”. Với thông báo này, ông còn như ngầm nhắn với các cựu
binh đàn em của mình (Tròn, Khánh....) rằng từ giờ họ có thể tha hồ
chuyện trò với nhau mà không cần nhờ trang cá nhân của ai, không làm phiền
người khác, rằng họ sẽ cùng nhau ôn lại ký ức, làm sống lại thời lính Đảo chìm,
Trường Sa một thuở...
Nhưng, khi còn chưa kịp chuyện Trường Sa thì có một cuộc
đối thoại thơ khá thú vị giữa Trần Trọng Trí với nữ thi sĩ Chử Thu Hằng và
Nguyễn Việt An (một người bạn học, bạn văn chương của tôi và Trần Đăng Khoa
từ thời học phổ thông, hiện sinh sống tại Tp. Hồ Chí Minh). Tôi không đưa
vào bài viết này, song về phần mình, tôi nhận ra sự hóm hỉnh và thông minh, đầy
tài hoa trong việc ứng biến thơ của Trần Trọng Trí, nên nhắn ông: “Bác Trí,
Đọc lại những bài thơ vịnh của bác, gạt đi phần bông đùa, tếu táo, còn lại, thơ
thật hay. Hay lắm đó...”.
Quả thật, Trần Trọng Trí có ngôn ngữ sắc lẻm như dao cau,
mạnh bạo như mãnh thú khi bàn chuyện lính tráng, chuyện về đàn bà, tình yêu,
tình dục. Có thể nói, ông là một trí thức, pha thêm chất lính, và trong người
tồn dư cả tính láu cá nông dân… Ông là vậy, và những người lính biển thuộc cấp
của ông, dường như nhiều năm sống gần ông, nên ít nhiều chịu ảnh hưởng từ ông,
cũng lanh lợi và sắc lẻm không kém. Cho đến ngày 26/3/2011, tôi đăng bài viết
của mình có tên “Đảo Chìm, nghệ thuật tạo dựng không gian truyện” bàn
về tiểu thuyết “Đảo Chìm” của nhà thơ của Trần Đăng Khoa thì mọi chuyện mới thật
xôm trò. Rất nhiều người vào đọc và bình luận. Xin trích đăng một số cảm nhận
để cùng tham khảo: “Bình luận
từ: Người qua đường [Bạn đọc] 22.03.11@23:22/ (bút danh nhà
văn Nhật Tuấn-NCN) / “Tôi cũng đã đọc Đảo Chìm của Khoa,
do ông Nguyễn Khải cho mượn. Đọc vì tò mò. Khoa viết chân dung văn học thì
giỏi, nhưng văn xuôi chưa chắc, vì nó là một thể loại khác. Nhưng rồi đọc thì
giật mình. Quả đây là một cuốn sách độc đáo. Kể vui vui, như chơi, thậm chí rất
bông phèng, hoạt kê, nhưng ý tứ thâm hậu. Cái ý ngầm Khoa muốn nói, bạn đọc
cũng đã nhận ra. Tôi cũng rất nể mấy vị cảm nhận. Sâu sắc và am tưởng. Khoa
hạnh phúc hơn rất nhiều người viết khác, trong đó có cả tôi là có bạn đọc và có
người chia sẻ. Nhận xét của Chu Nhạc rất mới, cũng là một phát hiện, mà không
phải nhà nghiên cứu nào cũng nhìn ra. Ngay rất nhiều lời bàn, trong đó có không
ít ý kiến đặc sắc, nhưng cũng không phải ai cũng có sự phát hiện như Chu Nhạc.
Tiếc là viết vội, vì mới là cảm nhận, hứa hẹn đây sẽ là một tác phẩm phê bình
hay. Tôi vẫn nói Chu Nhạc dồn tâm lực trí tuệ cho văn xuôi và phê bình, vì chú
có tài, dấn lên là có sự nghiệp đặc sắc đấy”.
Bình luận từ: Chử
Thu Hằng (nhà thơ) [Blogger] 24.03.11@09:02/ “
Bình luận từ: Minh
Tâm (PGS.TS,) [Bạn đọc] 24.03.11@18:20/: “Bài viết
của ông
Bình luận từ: Khách
[Bạn đọc] 24.03.11@21:17/ “Từ một điểm
nhìn cận cảnh, tác giả Trần Đăng Khoa (TĐK) đã xây dựng một không gian nghệ
thuật thật đặc sắc: không gian hữu hạn - không gian vô hạn - không gian tâm
tưởng. 3 loại không gian ấy có khi tách bạch nhưng có lúc lại đan cài, tạo nên
một không gian nghệ thuật, hấp dẫn người đọc. Đó là thứ hiện thực lãng mạn, pha
chút “Liêu trai“ Phương Đông. Phát hiện của anh rất hay! Em xin cóp bài này để
tham khảo, phân tích thêm để bổ sung cho phần thực hành... Cảm ơn anh! Em rất
hâm mộ TĐK, là người đang "gieo rắc" tác phẩm của anh ấy cho lũ trẻ.
Giờ thì hâm mộ luôn cả người bình văn TĐK!”
Bình luận từ: Vũ
Trọng Trường [Bạn đọc] 26.03.11@03:47]/ “Tôi đã đọc nhiều lần Đảo Chìm. Rất tâm đắc với lời bình của
Còn nhiều
lời bình khác của bạn đọc, trong nước, Việt kiều định cư ở nước ngoài, một số
nhà văn, nhà nghiên cứu văn học, nhân sĩ yêu nước bày tỏ sự quan tâm và ủng hộ
chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Rồi PGS.TS
Minh Tâm còn dẫn dụ, giới thiệu một bài viết khác bình cuốn Đảo Chìm (bài
viết của nhà báo Nguyễn Lương Phán – VOV) để mọi ngươi cùng tham khảo thêm:
“Bình luận từ: PGS. TS Minh Tâm [Bạn
đọc] 26.03.11@23:13/: Đọc bài viết rất
hay của
Song có
lẽ, cảm nhận khiến tôi suy nghĩ nhất, chính là của cựu thuyền trưởng Trần Trọng
Trí, nguyên mẫu nhân vật chính trị viên Thuận trong tiểu thuyết Đảo chìm:
"Trần
Trọng Trí [Bạn đọc] 19.03.11@22:14/
Nhà văn, nhà thơ Chu Nhạc. Bữa rày, ông Khoa đưa lại cái Đảo Chìm lên, tôi đọc lại và ngơ ngẩn
suốt cả một chiều. Tôi vào mạng, tìm xem người ta bàn thế nào về cuốn sách này,
thấy rôm rả lắm. Nhưng sách báo giấy thì chẳng có ai nhắc đến nó một dòng, cũng
như văn chương Chu Nhạc vậy, ông có đến hơn chục cuốn sách rồi, bạn bè mạng bàn
về ông rất hay, thế mà ngoài đời, nhiều người còn nhầm ông với người khác trùng
tên mà viết nhạt toẹt... . Sáng nay, tôi và con gái qua Hà Nôi, có lên thăm ông
Nhạc ông Khoa. Con bé (nhưng cũng là gái xề rồi), là nguyên mẫu, mà trong Đảo Chìm, ông Khoa gọi là Mộng Tương,
nó cứ trách sao chú ấy ghét gì con mà đổi tên quê thế. Nhưng nó vẫn quý chú
Khoa. Bữa nay chỉ mong được chụp ảnh với hai nhà thơ nổi tiếng, nhưng ông đi
vắng, tôi lại cứ tưởng ông làm việc với Đoàn của Đức ở tầng 3. Nhưng không có.
Ông Khoa cũng không đến cơ quan. Sáng mai tôi đi Lào thăm chú Tròn rồi chuyển
gia đình về Yên Bái. Thôi già rồi thì theo con. Con gái tôi nó thích văn chương
ông lắm. Nó bảo nó còn thích văn chú Nhạc hơn văn chú Khoa. Tôi nghĩ, có thể nó
còn thù chú Khoa đã giễu nó trong Đảo Chìm. Chúc khỏe”.
Đọc cảm
nhận của Trần Trọng Trí, tôi cứ thẫn thờ với một linh cảm mơ hồ... Lại càng
không ngờ, đấy là những dòng cuối cùng ông để lại cho cộng đồng mạng Blog
Tiếng Việt, và cũng là những dòng cuối cùng của ông trên cõi đời này...
Bặt đi cả tháng trời, không thấy Trần Trọng Trí và các đàn em của ông xuât hiện
trên mạng. Tôi nghĩ, chắc mấy thấy trò gặp nhau, mảng vui sau bao ngày xa cách,
nên có ý chờ đợi những câu chuyện của họ sau chuyến đi đầy vui thú này. Song
không hiểu sao, sự vắng bóng của họ cứ khiến tôi phấp phỏng chẳng yên, và mơ hồ
cảm thấy một điều gì đó không lành?...
Quả nhiên,
thật đột ngột, một buổi vào mạng Blog Tiếng Việt, tôi sững sờ
không tin vào mắt mình khi đọc mấy dòng cảm nhận của người con gái ông, nguyên
mẫu Mộng Tương tiểu thư trong tiểu thuyết Đảo Chìm: “Bình luận từ: Trần Thu Hà
[Bạn đọc] 23.04.11@23:24/Chú Chu Nhạc
kính mến! Cháu là Hà con gái bố Trần Trọng Trí. Bố cháu và chú Tròn đã mất vì
tai nạn giao thông tại Thái Lan. Xe do chú Tròn lái. Chú Tròn mất tại chỗ. Còn
bố cháu vào viện đến ngày thứ ba thì mất vì vết thưong quá nặng. Bố cháu mất đã
nửa tháng rồi. Bố cháu rất quý chú và chú Khoa nên cháu báo để các chú biết.
Nếu có gì đường đột mong chú tha lỗi. Cháu Hà”.
Cả mạng Blog
Tiếng Việt xôn xao, mọi người vào cảm nhận, bày tỏ sự thương tiếc
ông và chia buồn với Trần Thu Hà cùng
gia đình ông. Tôi chỉ trích ra đây vài cảm nhận.: “Trần
Đăng Khoa [Bạn đọc] · http://Blogtiengviet.net/Lão
Khoa 24.04.11@21:47: @ Trần Thu Hà. Chú thực sự sửng sốt
trước tin của bố cháu và chú Tròn, anh chàng Tư Xồm của chú. Sáng nay, chú đang
ở Thái Bình thì chú Nhạc báo tin. Trước đó, chú cũng có một linh cảm không lành
về bố cháu và chú Tròn. Trước đây, bố cháu và chú Tròn hay qua Xóm Lá và có
những cảm nhận rất thú vị, vừa hóm, vừa thông minh, lại rất vui, đúng như tính
bố cháu. Sự góp mặt của bố cháu và chú Tròn, làm Xóm lá sinh động hẳn. Thế rồi
bẵng đi, không thấy bố cháu lại. Chú hỏi chú Nhạc. Chú Nhạc cũng chỉ nghĩ là bố
cháu đi chơi rồi về. Chú Nhạc còn bàn với chú làm một chương trình truyền hình
về bố cháu và chú Tròn. Chú cũng đã chuẩn bị và báo cho các anh chị ở Ban Văn
nghệ Đài truyền hình VTV, VOV. Mọi người thích lắm. Vậy mà ai ngờ... Đây là một
tổn thất không gì bù đắp được. Chú đau đớn chia sẻ nỗi đau thương này với mẹ
cháu, chị em cháu. Lúc nào qua Hà Nội thì báo chú. Chú rất muốn được đón cháu
như đón một người nhà thân thiết, xin chia sẻ nối đau này với cháu và gia đình”.
Còn đây là cảm nhận của tôi: nguyenchunhac [Bạn
đọc] http://blogtiengviet.net/nguyenchunhac 24.04.11@07:23@Trần Thu H. Trước hết, cho chú được chia buồn
cùng cháu và gia đình, cùng bên gia đình chú Tròn. Chú rất đột ngột khi biêt
tin này. Nhớ cách đây chừng hơn tháng. Bố cháu có tin cho chú là lên Hà Nội và
vào thăm VOV nhưng chú lại đi công tác và chú Khoa cũng không đến cơ quan (vì
ngày nghỉ). Bố cháu còn thông báo là đi Lào với Tròn chơi rồi về dọn nhà lên
Yên Bái ở với gia đình nhà cháu. Vậy mà,... Chú và chú Khoa, và cả làng blog
Tiếng Việt này, sẽ rất buồn vì bố cháu đã ra đi đột ngột. Mọi người sẽ không
quên những dòng cảm nhận, những bài thơ sâu sắc và vui của bố cháu. Đối với chú
Tròn cũng vậy. Có lẽ, chỉ có một an ủi duy nhất, bố cháu và chú Tròn, họ đã
sống bên nhau những ngày gian khó ở Trường Sa, bây giờ họ lại đi cùng nhau. Có
lẽ, họ luôn cần nhau, cháu ạ... Hà có thể cho chú hoặc chú Khoa biết điện thoại
liên hệ, để khi có điều kiện, chú và chú Khoa cùng mọi người đến thắp cho bố
cháu nén hương tưởng nhớ...”.
Ngày 25/4/2011, tôi viết bài “Tưởng nhớ thuyền
trưởng Trần Trọng Trí” trên trang cá nhân của mình. Hầu hết bạn bè
trong Blog Tiếng Việt đều ghi cảm nhận, thương tiếc ông và người
lính của ông, cựu thủy thủ Nguyễn Văn Tròn (Tròn Lùn), nhân vật Tư Xồm trong Đảo
Chìm. Nhà thơ Bùi Thị Binh: " buithibinh [Blogger] 27.04.11@15:10/ Viết mấy vần
thơ mộc mạc này tưởng nhớ đến Anh Trần Trọng Trí và Anh Nguyễn Văn Tròn. “Đảo
chìm” em mới đọc lần đầu/ Cái khóc, cái cười cứ quyện nhau/ Mong gặp Lão Khoa
cùng nhân vật/ “Xóm lá mình mà chắc chả lâu”/ Bao nhiêu cảm nhận của “hai Nhà”/
Đọc đi, đọc lại quá xót xa/ Ước muốn không thể thành sự thật/ Để được mời Anh:
Một chén trà./ Anh mất rồi sao "Anh Thuận"ơi/ Tác phẩm “ Đảo Chìm”
vẫn để đời/ Cái danh Trọng Trí còn lưu mãi/ Trong lòng bè bạn … khắp mọi nơi/
Cuộc đời như một chuyến rong chơi/ Thủ trưởng, nhân viên đã hẹn rồi/ Về nơi cực
lạc đừng quên nhé/ Nghĩa tình “mạng ảo” chẳng xa xôi”…
Ai những tưởng, gặp nhau ngoài đời nào có khó gì đâu, khi
đã giao lưu mạng ảo, khi biết địa chỉ và cách nhau cũng không xa. Song không,
như người đời vẫn bảo “vạn sự tùy duyên” hẳn không sai, trời không cho
duyên gặp thì tưởng gặp nhau trong gang tấc, hóa vẫn không. Bằng chứng, Trần
Trọng Trí đã hai lần đến cơ quan chúng tôi (Đài Tiếng nói Việt Nam), ở đây, ông
gặp người này người nọ, nhưng cả hai lần, những người ông muốn gặp (Trần
Đăng Khoa và tôi) thì cả hai chúng tôi đều công tác vắng. Kể cả vậy, ông
vẫn tự tin là gặp nhau không khó, định bụng sau chuyến ông vào Quảng Bình thăm
Tròn Lùn và các đồng đội khác và sang Lào chơi, thì ông Giời lại bắt ông đi
luôn một mach, đi mãi sang thế giới khác....
Cái “những tưởng” ấy cũng có trong suy nghĩ của
nhà văn Trần Hồng Giang, một người phải ngồi xe lăn, đi lại khó khăn, người
cùng sống ở quê Nghĩa Hưng (
Cả tôi và nhà thơ Trần Đăng Khoa đều nhắn trên trang của mình
ở mạng Blog Tiếng Việt, mong một ngày nào đó Trần Thu Hà, cô con
gái rượu của cựu thuyền trưởng Trần Trọng Trí đọc được, để lại lời nhắn, hay số
điện thoại liên lạc, hay địa chỉ nhà cô để chúng tôi có manh mối tìm gặp. Song
không, cho đến nay đã hơn chục năm trôi qua, hai chúng tôi vẫn không biết Trần
Thu Hà hiện ở đâu. Chỉ có chút manh mối, ấy là trước khi đi Quảng Bình và Lào
cùng Nguyễn Văn Tròn, Trần Trọng Trí đã hé lộ chút ít, ấy là dự dịnh của vợ
chồng ông sẽ thu dọn rời Nghĩa Hưng lên Yên Bái sống chung với cô con gái rượu
của họ. Thế nhưng, Yên Bái rộng bao la, ở đâu cụ thể nào ai biết. Hay chăng,
thử về thị trấn Liễu Đề (Nghĩa Hưng, Nam Đinh) hỏi dò dân ở đấy xem gia
đình ông, vị đại tá, cựu thuyền trưởng tàu HQ 05 Trưởng Sa, ông thợ cắt tóc phố
huyện, còn sống ở đấy, hay đã chuyển đi đâu, có lên Yên bái không và cụ thể địa
chỉ nhà, số điện thoại liên lạc?... May ra, hy vọng. Song thú thực, việc này
chúng tôi vẫn chưa làm được,... Thật có lỗi với ông.
Có nhiều đồ đoán về nguyên nhân vụ tai nạn ô tô của họ
khi Tròn Lùn tự lái xe của mình đưa thủ trưởng cũ qua Lào sang Thái Lan chơi.
Song cá nhân, tôi đã từng ngồi xe hơi đi
trên đất Thái Lan nên biết luật giao thông của họ giống kiểu Anh, Hồng-kông,
Nhật bản, khác phần lớn các quốc gia khác là ngược lại, đi trái về phải, do đó
người lá xe tay lái thuận, nếu không quen sẽ nhãng quên lao sang làn đường
ngược chiều. Đấy là suy luận vậy thôi. Có một sự thật, mạng Blog Tiếng
Việt sau khi họ vắng bóng thì kém sôi động, trầm lắng hẳn đi, và mấy
năm sau, do trục trặc kỹ thuật, nền tảng
lưu trữ kém, các bloger bị mất bài, rời bỏ đi nơi khác. Blog Tiếng Việt
vắng như chùa Bà Đanh. Giờ nền tảng kỹ thuật mạng này có khá lên, song không
khí thì vắng lặng. Thời vàng son đã qua, khó bề cứu vãn. May mắn thay, phần bài
viết và những cảm nhận liên quan đến cựu thuyền trưởng Trần Trọng Trí và cánh
lính của ông vẫn còn, để giờ đây tôi có thể tra cứu, trích dẫn, lưu giữ,...
Những gì họ để lại trên trang blog của tôi, thì đã trích
nêu trong phần đầu bài viết này rồi, còn những gì trên trang cá nhân của nhà
thơ Trần Đăng Khoa, hẳn là còn nhiều, nhưng trong cuốn sách Đảo Chìm
- Trường Sa của mình, nhà thơ chỉ trích chút ít. Tôi cũng trích lại
đây cảm nhận của Trần Trọng Trí, xem như cái cớ đề bàn thêm về ông và các đồng
đội của ông: “Đã lâu rồi, tôi tưởng không còn nước mắt nữa. Lòng ngỡ chai
lỳ. Tôi hay vào trang Blog Tiếng Việt chọc ghẹo mọi người cho vui. Nay
đọc lại cuốn sách về Trường Sa, về chính cuộc sống của chúng tôi, tôi đã khóc.
Cảm ơn Trần Đăng Khoa. Con gái tôi, cháu Trần Thị Thu Hà mà ông Khoa gọi là
Trần Thị Mộng Tương, nay đã 37 tuổi (thời điểm đó), có hai con gái. Cháu
ngoại tôi đã học lớp 12, cháu đọc chuyện này, thoạt đầu cười, sau thì khóc. Nó
không biết đấy là chuyện bác Khoa viết về ông nó, mẹ nó. Tôi tìm cuốn sách này
mà không biết tìm ở đâu. Dẫu sao vẫn muốn có cuốn sách, hơn là mỗi khi đọc phải
mở máy tính. Tôi lên Google và thấy thiên hạ bàn về cuốn sách này rất vui trên
trang của nhà văn Xuân Đức...Tôi sẽ đến thăm ông Nhạc (Nguyễn Chu Nhạc-Đài
Tiếng nói Việt nam), ông Khoa. Lâu rồi, không gặp”...
Tâm thế trong cảm nhận này của Trần Trọng Trí, thực ra,
cũng như những cảm nhận khác của ông trên trang blog của tôi, khác chăng ở một
vài chi tiết riêng tư. Ờ vào thời điểm ấy, tôi đọc lại các cảm nhận của Trần
Trọng Trí, nhận thấy ông đang ở trạng thái thăng hoa, mộng mị, sa lầy trong mớ
hồi ức của mình. Những trang viết của chúng tôi và cảm xúc của mọi người, đặc
biệt là các đồng đội cũ của ông, vô tình đánh thức mọi tế bào thần kinh trong
con người vị đại tá (lương tướng), cựu sĩ quan, người hùng biển đảo một
thời, đã về vườn, trong vai ông thợ cắt tóc phố huyện... Dòng ký ức và cả những
ẩn ức một thời bùng phát, tuôn chảy như núi lửa phun trào, không biết bao giờ
thôi. Trần Trọng Trí như người lên cơn sốt, đến mê sảng, không thể thoát ra,
hay đúng hơn là không muốn thoát ra khỏi cơn mê giăng mắc, bủa vây tâm trí
ông...
Tôi xin lỗi đã kể hơi dài về Thuyền trưởng Trí, bởi ông
là một nhân vật chính của cuốn Đảo chìm, chúng ta cũng nên biết
kỹ về ông ở ngoài đời thực. Sở dĩ, ngày ấy, Thày trò Trí -Tròn nổi bật
như nhân vật trung tâm của mạng xã hội Blog Tiếng Việt, là bởi họ
gắn với một chủ đề nóng bỏng, ấy là cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo của
Việt Nam mà phần lớn người dân xứ ta đều quan tâm; khi mà, họ là nguyên mẫu các
nhân vật chính trong tiểu thuyết Đảo Chìm của nhà thơ Trần Đăng
Khoa. Trường Sa, Hoàng Sa và rộng ra là Biển Đông chưa bao giờ vơi nóng, bởi
nguyên nhân chính là quan điểm, thái độ và cách ứng xử của nước lớn không phù
hợp với luật pháp quốc tế về chủ quyên biển đảo trong các nước khu vực, nói
chung. Sự tham góp của họ (cựu thuyền trưởng Trần Trọng Trí và các cựu thủy
thủ Nguyễn Văn Tròn, Lê Văn Khánh...), cùng tác giả cuốn sách-nhà thơ Trần
Đăng Khoa và rất nhiều các bậc nhân sĩ, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học, người
lính, bạn đọc nói chung với các câu chuyện thật ngoài đời liên quan dến cuốn
sách, vô hình chung đã biến tác phẩm Đảo Chìm như một sân khấu
lớn, đại cảnh, lớp lang chính phụ, đầy bi hài,...
III. Đảo chìm – Một góc nhìn khác
Ta cùng thử hình dung, Đảo Chìm như một
tác phẩm Sân khấu thì sẽ thế nào nhỉ?
Song trước khi nhìn tiểu thuyết Đảo Chìm
như một Sân khấu lớn, xin trở lại với không gian tiểu thuyết mà tôi đã
nhận thức và nêu ra trong bài viết có tên Đảo Chìm, nghệ thuật tạo dựng
không gian truyện. Ở đó, tôi phát hiện sự tài tình của tác giả trong
việc tạo dựng nên ba không gian đồng thời để kể câu chuyện của mình. Ấy là không
gian hữu hạn. Bao gồm “cái lều bạt” chung chiêng trên thềm san hô, là con
tàu loanh quanh trong khu vực của mình, được xem là hòn đảo nổi; ấy còn là không
gian vô hạn với mênh mông trời nước, lúc hiền dịu mộng mơ, lúc lặng thinh
bí hiểm, lúc cuồng điên dữ dội đầy bất trắc; và nữa, một không gian tâm
tưởng chỉ tồn tại trong ý nghĩ của mỗi nhân vật. Ba không gian ấy khi tách
bạch, khi xâm lấn nhau, khi đồng dạng phối cảnh,... Và trong bối cảnh như vậy,
tất thảy nhân vật, con người (từ chàng lính quèn đến vị Tư lệnh), con
vật (chim biển, cá mập, con lợn), vật dụng (lều bạt, tư trang quần
áo, ba lô vật dụng của người lính đã khuất, cuốc xẻng, lưới câu, vũ khí, con
tàu...) đều sống động, có hồn, suy nghĩ, hành xử theo logic của mình....
Chính nhờ tạo dựng một không gian nghệ thuật như vậy nên mọi ý nghĩ, hành động,
tính cách nhân vật, tình huống, tình tiết truyện (có khi phi lý) đều
chấp nhận được và trở nên có lý có tình,... Một sự hỗn mang như mê sảng. Chim
biển, cá mập thì như người, như ma quái, con lợn cũng như người, lại như yêu
tinh; còn con người thì “nhanh chóng mất hơi người”, có lúc như chim,
như cá, lại có khi như lợn, như người nguyên thủy (nhân vật Hai Ùm hay cởi
truồng)... và có khi chỉ là “một chiếc linh hồn nhỏ” (phần kết, Hai
Ùm chết, hồn như nhập vào một con ó biển khổng lồ, dáng gù gù ngồi cửa lều bạt,
khiến đồng đội vừa mừng, vừa rùng mình rờn rợn, như tưởng anh sống lại)....
Và cũng chính việc tạo dựng nên một không gian nghệ thuật như vậy, mà tác phẩm Đảo
Chìm không giống hiện sinh kiều phương Tây, cũng chẳng “hiện thực
huyền ảo” kiểu Mỹ-la-tinh, mà nó là hiện thực lãng mạn pha chút “Liêu
trai” phương Đông...
Còn về ngôn ngữ tiểu thuyết Đảo Chìm. Có
thể nói rất tài tình, điêu luyện trong kỹ nghệ dẫn truyện, kể chuyện. Là nhà
thơ, tác giả Trần Đăng Khoa đã dùng thế mạnh của mình, là dùng ngôn ngữ thơ để
viết văn xuôi và kể chuyện rồi khắc họa nhân vật. Ngôn ngữ thơ nên chắt lọc,
không dàn trải. Tả hay kể đều chấm phá, cốt gợi chứ không nói hết. Ta hiểu vì
sao tiểu thuyết rất ngắn, mỗi chương cũng rất ngắn. Có chương chỉ hai hay ba
trang. Rất kiệm lời, chắt lọc đến từng chữ một. Không có câu độn, từ thừa. Ngôn
ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu và có sức dư ba. Ngay cả những đoạn tả cảnh cũng
rất ấn tượng và có sức ám ảnh. Đây là cảnh hoàng hôn: “Chiều xuống dần. Mặt
trời đã chìm khuất sau một bầu nước rùng rùng tím ngắt. Nhưng những đám mây vẫn
còn bắt nắng, đi lừng lững trên đầu, rừng rực như những đám cháy lớn. Bầy chim
biển đi kiếm ăn về. Chúng kêu toang toác quanh lều. Tiếng kêu hoang vu và tanh
lợm mùi cá...” . Còn đây là cảnh trăng lên ở đảo: ”Sương xuống tê tê.
Phía sau lều bạt, biển bục lên một đám cháy lớn. Trăng đang mọc. Vài con ó biển
giật mình, tiếng kêu oang oác trên thinh không mông lung mờ mịt.” Và đây,
một sự kiện đặc biệt, lợn đẻ ở đảo chìm: “Hàng chục ngọn đuốc rần rật bùng
lên. Lửa réo ù ù trong gió biển. Con tàu hú còi, tức tốc nhổ neo, lượn ba vòng
xung quanh Đảo Chìm. Sau đuôi tàu, biển rực lên một vùng lân tinh sáng chóa.
Trong đêm, nom nó quái dị và kỳ vĩ như một dải Ngân hà đang cháy.” Còn đây
nữa, Đảo Chìm sau cơn bão: “Vùng đảo hoang lạnh một màu khai thiên lập địa.
Chiếc lều bị gió cuốn mất tấm bạt, tua tủa giương lên nền trời xám đục những
rảnh xương sắt cong queo, nom rờn rợn như một con cá voi khổng lồ đã bị rỉa hết
thịt.”
Còn đây là Thiêm. Người lính biển mà cả cuộc đời chỉ còn lại cái ba lô với
tồng tềnh mấy bộ quần áo đã bạc: “Anh nằm giường này nhé. Đây là cái giường
của thằng Thiêm. Đồ đạc của nó kia. Anh quản luôn cho nó nhé. Cứ coi như cái
giường này của anh. - Thiêm nó về phép à? Không! - Hai bùi ngùi - Nó mất rồi
anh ạ! Chắc chắn là mất rồi. Vì chúng em đã lặn lội tìm nó ròng rã hơn tháng
trời mà vẫn chẳng thấy. Tội quá, vừa rồi cu cậu lại có thư mẹ. Bức thư nó mong
mãi hôm qua mới đến. Nó cứ sợ bà cụ làm sao. Người già như ngọn đèn trước gió,
chả biết thế nào. Chúng em vẫn chưa báo tin về gia đình. Bà mẹ nó cứ mong nó về
lấy vợ. Thiêm ơi,
u đã rấm
cho mày một
đám rồi đấy. Nhà cũng có sẵn con
lợn trong chuồng rồi. Mày cứ về là cưới thôi. Con đừng lo gì cho u. Ở nhà, u
cũng còn mớ rau, nải chuối, cũng có đồng ra đồng vào. Con đừng gửi tiền cho u
nữa. Nếu chính phủ có cho con đồng nào thì con cứ bỏ vào cái hõng cột, tích lại
mà cưới vợ, đừng gửi cho u nữa... Khổ, ở đây, tiền như giấy lộn, có dùng được
vào việc gì đâu. Mà anh thấy đấy, làm gì có hõng cột...Giọng Hai nghẹn lại: Mẹ
nó vẫn chưa biết là nó đã chết. Tội nghiệp bà cụ quá anh ạ. Em vẫn chưa nghĩ ra
cách nào để gửi những thứ này về cho mẹ nó. Anh xem có cách gì chuyển được về
gia đình nó những thứ này không? Anh có quen ai ở gần quê nó không? Nhưng mà ai
có thể ra đây được? Anh em mình thì chưa thể về…Rồi Hai lầm rầm như nói trong
cơn mê sảng: Thiêm ơi, mày
chỉ còn lại trên
thế gian một chút xíu này thôi.
Tao sẽ gửi về bằng được cho mẹ, cũng có thể tao sẽ trực tiếp mang về trao tận
tay mẹ, để mẹ còn có cái mà thắp hương cho mày. Anh em mày còn có cái để cũng
giỗ mày...Đêm ấy, tôi không sao ngủ được, mắt cứ trân trân nhìn lên nóc bạt.
Trên đó, chiếc ba lô của Thiêm cứ
đong đưa
trong gió. Thỉnh
thoảng, đôi đũa tre lại khua leng
keng vào cái bát sắt sứt men. Vào những lúc như thế, Hai thường lần dậy, múc
một bát nước ngọt đặt lên đầu giường, rồi lặng lẽ chắp tay, vái lên nóc
bạt"
Đây là chi tiết độc. Chi tiết cài để dẫn đến cái chết rất bi tráng của Hai.
Trong Đảo Chìm, mọi chi tiết tưởng như bâng quơ, nhưng rồi đều
được đẩy đến cùng, tạo nên sự ám ảnh. Không có gì thừa và bâng quơ cả.
Còn rất nhiều đoạn văn có sức ám ảnh như thế. Tôi chỉ nảy ra mấy mẩu, để
phần nào minh chứng cho ngôn ngữ đặc sắc của tiểu thuyết Đảo Chìm,...
Giờ thì ta cùng nhìn Đào Chìm ở phương diện
sân khấu với các màn chính kịch, màn phụ
theo lớp lang của nó. Dĩ nhiên, người chính trị viên tên Thuận, các thủy
thủ tên gọi Hai Ùm, Tư Xồm cùng các đồng ngũ của mình trên con tàu HQ và trên
đảo, thêm vị Tư lênh binh chủng nữa, đều là những nhân vật chính. Tác giả cuốn
sách, nhà thơ Trần Đăng Khoa là người dẫn chuyện. Vậy là đủ vai? Không. Còn
thiếu một vai nữa, ấy là vai phụ. Vai Hề, con lợn An-ta-ra-mê-na. Vẫn biết đây
chỉ là vai phụ thôi, nhưng vai diễn này vô cùng quan trọng
Thiết
nghĩ, hãy khoan bàn về con lợn An-ta-ra-mê-na với tư cách vai Hề, trước hết,
cần xem vai trò của Hề trong sân khấu truyền thống ra sao? Với góc nhìn từ vai
Hề ở sân khấu chèo (có thể mở rộng cho vai Hề trên sân khấu truyền thống nói
chung), nói đến vai Hề, người ta thường nghĩ đến một nhân vật luôn mang
lại tiếng cười cho người xem. Dù chỉ là một vai diễn mang tính chất phụ họa cho
những lớp bối cảnh chính, nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng và đặc biệt
là cái hồn vía của vai diễn, bởi trong tiếng cười chính là sự sâu lắng, phản
ánh rõ nét nhất cuộc sống qua tạo hình đặc biệt của một vai diễn trên sân khấu.
Khái niệm
là vậy, giờ ta thử lấy lăng kính Hề sân khấu soi chiếu vào con lợn
An-ta-ra-mê-na trong Đảo Chìm xem sao? Con lợn tinh ranh, bắng
nhắng, hay làm trò cho lính cười. Ả ta (lợn cái) được mọi người quan tâm, cho
diện váy áo mớ ba mớ bảy lòe loẹt trong khi các chàng lính mình thì trần như
nhộng đóng mỗi chiếc quần cộc, thậm chí chẳng mặc gì; đến thứ quý nhất là nước
ngọt thì tiêu chuẩn hàng ngày của ả ta cũng gấp đôi của lính. Bi hài nhất, là
mỗi khi đến chu kỳ động dục, ả ta tăng động, ngoe nguẩy chìa bộ phận giống cái
ướt nhẹp đỏ hỏn của mình vào mặt đám lính thủy... Chẳng thế mà, từng có một nữ
nhà văn tầm cỡ, trong một lần mạn đàm với nhà thơ Trần Đăng Khoa đã bày tỏ ý
định táo bạo, rằng nếu cô ấy là tác giả thì sẽ đảy chi tiết này đến tận cùng (nghĩa
là cho đám lính thủy trong cơn khát thèm đàn bà lâu ngày, không kiềm chế nổi
bản thể, làm cái chuyện đực cái với nàng lợn An-ta-ra-mê-na). Tất nhiên nhà
thơ rất tỉnh táo, chẳng bao giờ nghe ai đó “xui dại” như thế. Ông chỉ bảo, ý
nghĩ của người đời kinh thật.
Song quả thật, nhà thơ Trần Đăng Khoa ít nhiều cũng băn
khoăn về số phận của vai Hề này, từng tự hỏi, mình có nên chỉnh sửa đôi chút
phần kết của tác phẩm Đảo Chìm, khi có độc giả bày tỏ thắc mắc,
rằng liệu tác giả có bỏ quên con lợn An-ta-na-mê-ra hay không, mà cuối truyện
chẳng thấy nó đâu cả,... Vậy thì nó biến đi đâu, số phận nó ra sao sau cái chết
của Hai Ùm?
Tôi nghĩ, bạn đọc đòi hỏi không sai, song cũng không cần
phải giải quyết chi cả, bởi nó chỉ là vai Hề. Hề chỉ là vai phụ, Hề xuất hiện
để kết nối và sâu chuỗi các phần chính kịch với nhau thành một chỉnh thể
lo-gic, xét về cấu trúc; còn về biểu hiện thì sự ra mắt của Hề là để làm trò,
gây cười, dù là cười vui vẻ sảng khoái, cười chảy nước mắt, hay cười để nuốt
nỗi buồn đau vào tận đáy lòng,...và hơn nữa, thâm chí để nói những điều mà tác
giả không thể nói được trong vai trò người dẫn chuyện, mà cũng không thể gửi
gắm vào các nhân vật chính kịch. Hoàn thành các việc này, là Hề tròn vai, hết chuyện, cần chi đẩy số phận vai
phụ đến tận cùng. Lẽ di nhiên, trong câu chuyện và văn cảnh cụ thể, Hề ta có số
phận thì cũng hay.
Ở đây, còn bởi, cái kết của tác phẩm Đảo Chìm
rất đắt, rất đắc địa rồi, đó là cái chết của nhân vật Hai Ùm, ám ảnh và lay
động tâm can, lay động trời biển. Chẳng ai có thể quên nổi, hình ảnh con chim
biển khổng lồ đứng trước cửa lều bạt dáng gù gù hệt Hai Ùm vì như hồn chàng
lính thủy này nhập vào, khiến đồng đội vửa sợ vừa mừng tưởng anh sống lại. Một
cái kết bi tráng, cô đọng, giàu biểu đạt như đúc tượng vậy, thử hỏi còn có gì
tuyệt hơn, cần chi mà phải bàn thêm về số phận con lợn Hề cho dài dòng văn tư.
Ta cùng đọc lại mấy dòng kết này để thấm nỗi bi tráng: “Thế là lại thêm
một người lính nữa chết ở Đảo Chìm, người đó tại sao không phải tôi, mà lại là
Hai, con cá kình của đảo? Cầu mong trước khi nước khép mặt, Hai được thấy cánh
chim hải âu”. (Ở đây,
tôi xin được mở ngoặc, bởi đó là chi tiết rất đắt, được cài cắm ngay từ đầu
cuốn sách. Hải Âu thường chỉ bay ở ven bờ, cách đất liền chừng hơn trăm cây số.
Ngoài đại dương không có Hải Âu. Vì thế với lính biển, Hải Âu là tín hiệu báo
đất liên. Và trước đó Trần Đăng Khoa cũng đã bàn về cái chết dữ dội của những
người lính biển. Chết mà không được yên. Dẫu chỉ còn một mảnh xương tàn thì
mảnh xương đó vẫn đêm ngày phải vật lộn với sóng gió. Cho nên, mới có chi tiết:
Ước gì trước khi nước khép mặt, Hai được nhìn thấy bóng chim Hải Âu, ấy
là niềm ước vọng mong manh có thể mảnh xương tàn của mình sẽ được sóng đẩy về
với đất). Bởi thế: “Tôi bỗng thấy chóng mặt. Chính trị viên Thuận vội
chạy tới đỡ vai tôi. Tôi níu tay Tư. Còn Tư ôm lấy cột lều. Sóng vẫn hắt qua
mấy khung giường sắt, phủ lên đầu chúng tôi từng đợt nước mặn chất. Lần đầu tiên, tôi mới hiểu vì sao nước biển lại
mặn đến thế. Và có lẽ không ở đâu nước biển mặn như ở Đảo Chìm. Mặn như
máu...”. Hàm súc, ấn tượng như một triết lý, dư ba, mà gợi và mở ra vô tận,...
Nhân đây,
bạn đọc nên biết một bí mật về ả lợn Hề An-ta-ra-mê-na này. Qua câu chuyện lính
Trường Sa bàn luận, tôi mới biết, thực tế, ngày ấy, ngoài Trường Sa, đặc biệt
là Đảo Chìm, chẳng có một chú lợn nào cả. Tác giả, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã hư
cấu, tạo nên một ả lợn bắng nhắng vui nhộn làm trò cười cho lính, trên cơ sở
một con chó khoang có thật. Theo cánh lính Trường Sa commen kể lại, và theo dõi
cuộc trò chuyện trên mạng xã hội Blog Tiếng Việt (đã trích ở phần trước)
giữa nhà thơ Trần Đăng Khoa với cựu thuyền trưởng Trần Trọng Trí (nguyên mẫu
nhân vật chính trị viên Thuận) cùng các cựu lính thủy Nguyễn Văn Tròn, (nguyên
mẫu Tư Xồm), Lê Văn Khánh, thì lúc ấy ở đảo, họ có nuôi một con chó khoang
được goi tên Ái Vân (cánh lính đảo
thích lấy tên của một nữ ca sĩ xinh đẹp nổi tiếng một thời đặt tên cho
con chó của họ. Đây là sự trân trọng yêu mến thực sự của cánh lính đảo, chứ
không phải giễu cợt hay thóa mạ), và rồi trong lần đón tiếp vị Tư lệnh binh
chủng thị sát đảo, họ đã lấy cớ thiết đãi ông rồi làm thịt. Và nếu như, chỉ có
thế thôi thì quả là “chó chết hết chuyện”, nên nhà thơ đã rất sáng tạo
khi chế ra một ả lợn tên gọi
An-ta-ra-mê-na quyền năng như phù thủy, tinh ranh như yêu tinh, hoạt náo vui
nhộn như tên Hề sân khấu. Chó khôn và tình nghĩa là đương nhiên (“khuyển mã chi
tình”), nhưng lợn khôn mới khó và lạ chứ (người đời vẫn quen bảo “ngu như lợn”mà). Ấy vậy, ả
lợn An-ta-ra-mê-na này lại tinh khôn đến bất ngờ, có cá tính hẳn hoi, và như
thế nó xứng đáng là một “nhân vật đặc biệt”. Bí mật của vai Hề này là thế đó. Và theo tôi,
ả lơn này không những góp phần tạo bầu không khí sinh động cho câu chuyện của
những người lính biển, đồng thời nó cũng đóng vai trò quan trọng làm nên chất
uy-mua và bi tráng cho cả thiên truyện.
Gần đây,
trong một lần đối ẩm trà chuyện văn chương với nhau, tôi hỏi Trần Đăng Khoa về
những chuyến đi Trường Sa của ông thì ông bảo nhiều lắm. Lần đầu Trần Đăng Khoa
đi Trường Sa là năm 1976, khi ấy ông mới nhập ngũ được chừng một năm. Lần thực
tế ấy ở khá lâu song chủ yếu ở đảo lớn
Trường Sa và viết được vài ba bài thơ nhưng không mấy nổi. Phải sau khi Trần
Đăng Khoa đi chiến dịch biên giới Tây
Có một
chuyện thú vị nữa, là cuốn tiểu thuyết
này được Trần Đăng Khoa khởi thảo từ ngay sau lần thực tế Trường Sa này với
dung lượng già ba trăm trang in, chứ không phải chỉ ngót năm chục trang in như
hiện có.Song tại sao lại như vậy? Trần Đăng Khoa đã kỳ cạch viết được 182 trang
bản thảo, nhưng trong một lần nhờ người cháu ruột con nhà thơ Trần Nhuận Minh) chỉnh sửa trên
bản vi tính. Chẳng hiểu cậu chàng giỏi vi tính cỡ nào xóa bay bản thảo tiểu
thuyết Đảo Chìm của ông chú mình.
Ngày đó mới có vi tính, người dùng thì lơ ngơ ú ớ không biết cách lấy lại bản
thảo sau khi vô tinh xoa. Trần Đăng Khoa bảo, tiếc xót xa nhưng mang máy ra
hiệu thuê tiền lấy lai bản thảo cũng vô phương. Ngẩn ngơ cả tháng trời, Trần
Đăng Khao bắt tay viết lại, song không hiểu ao ông thấy cứ bở ra chẳng hình
hài, hứng thú gì. Ông kể, về bản dài hơi ấy, đã có lần ông đưa mấy chương cho
nhà văn Nguyên Hồng đọc thử, thẩm định, trong một lần nhà văn nổi tiếng này
được Bộ Tư Lênh Hải quân mời từ ấp Cầu Đen (Bắc Giang) về Hải Phòng biên tập
giúp đơn vị làm một tập thơ về binh chủng. Nguyên Hông đọc thẩm, bút phê ý kiến
của mình bằng bút chì, rất khen mấy chương bản thảo Đảo Chìm của Trần Đăng Khoa, lại khuyên Khoa nên viết văn xuôi bởi
ông sớm nhìn ra cái tài văn xuôi mới là thế mạnh của thần đông thơ này. Mất bản
thảo, viết lại như cũ không nổi, Trần Đăng Khoa bảo, viết lại thì nó cứ bở ra, bèn bỏ không viết nữa,
cho đến khi ông có lại cảm hứng và khi ấy ông đã nghĩ khác, viết khác... Vì thế
mà ta có một Đảo Chìm dạng tiểu tiểu thuyết mi-ni như bản hiện xuất bản rất
nhiều lần bây giờ. Không còn và cũng khó để mà so sánh giữa hai bản thảo Đảo Chìm, tôi nghĩ, nếu còn, Đảo Chìm dài hơi kia chắn chắn dày dăn
hơn, nhân vật có thể nhiều hơn, câu chuyện phong phú phức tạp hơn,... song độ
hàm súc và chất độc đào thì Đảo Chìm
mi-ni này hơn hẳn. Trong cái rủi lại có cái may là thế. Còn về sức vóc tiểu
thuyết và thông điệp mà tác giả ký thác thì với Trần Đăng Khoa, hẳn bản nào
cũng như nhau thôi!
Có điều này, mỗi
khi nghĩ về tiểu thuyết Đảo Chìm của Trần Đăng Khoa, tôi lại nghĩ
đến hai tiểu thuyết ngắn khác, đó là “Ông già và biển cả” của
Ernest Hemingway và “Trên mảnh đất người đời” của Anatoli
Stepanovich Ivanov. Theo tôi, ba tiểu thuyết ngắn này ít nhiều có độ tương
đồng, về số lượng từ, về độ hàm súc của ngôn ngữ và tính biểu đạt hình
tượng. Nếu như, ở “Ông già và biển
cả” người ta thấy được sự cô đơn của con người giữa thiên nhiên và dù
con người có cố gắng đến mức nào cũng nhiều khi trở nên vô nghĩa; Và ở “Trên
mảnh đất người dời” người ta nhận ra một chân lý khác, ấy là dù có bị
vây hãm trong tình yêu, sự dượt đuổi của người trả thù giấu mặt trong sự kinh
hãi của kẻ chạy trốn, sự ghê tởm và lòng hận thù tột độ thì đến một lúc nào đó
lại có thể tha thứ và coi đấy là cách trả thù còn kinh khủng hơn nhiều. Về
không gian tiểu thuyết, hai cuốn này đơn tuyến, nặng về chất tự sự, giàu nội
tâm...
Còn ở Đảo Chìm, không gian truyện phức tạp
hơn nhiều, dù lượng chữ lại ít hơn, con
người ta sống trong một trật tự tưởng vô cùng nghiêm ngặt song lại như một thế
giới tự do tự tại, nhưng ngặt thay, là con người tự khép mình trong sự cố kết
bởi ý thức trách nhiệm với niềm tự hào và niềm tin vững chắc về một tương lai mờ
mịt, vời vợi phía chân trời... Với nội
hàm như vậy, chất hoạt kê và bi tráng của Đảo Chìm mà tác giả đã
lựa chọn, là rất thích hợp và độc đáo. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn lớn Lê
Lựu, một người rất khó tính về nghề, đã cho rằng Đảo Chìm là Thần
bút.
Còn tôi thì coi đó là một kiệt tác...
Hà Nội, tháng 5/ 2023
Nhận xét
Đăng nhận xét