@@@
không đề
Truyện ngắn của Nguyễn Chu Nhạc
Ngày ấy, chị mới ngoài ba mươi tuổi thôi
và còn trẻ đẹp, hấp dẫn lắm ... Vậy nên,...
Chị đã là mẹ của ba đứa con, lít nhít
trứng gà trứng vịt. Ngoài đôi mươi, chị đã lấy chồng và đẻ liền hai đứa. Chồng
chị là một người
Hồi đó, chị độ tuổi đôi mươi.
Mẹ chị mất sớm, sau khi sinh đứa em
trai được vài tuổi, nhưng cha chị không tục huyền, gà trống nuôi hai chị em,
nên dù nghèo nhưng chị được sống trong cảnh thương yêu đùm bọc, ấm cúng. Cái
Tấm, ngoài việc đi học cũng giúp giập được cha nhiều việc nhà và cả việc đống
áng nặng nhọc. Chẳng hiểu sao, cha mẹ lại đặt cho chị cái tên Tấm. Chắc là muốn
chị có hậu vận sung sướng như cô Tấm trong cổ tích?
Tấm sớm phổng phao, nên khi học hết
cấp hai, chừng mười lăm tuổi, đã là cô gái xinh xắn. May thay, thu hết các nét
đẹp của cha mẹ, Tấm có vóc người dong
dỏng, da trắng môi đỏ, tóc dài óng, và khuôn mặt có nét Tây, mắt to, xống mũi
cao, miệng hơi rộng và hàm răng trắng đều đặn, khác hẳn với đám con gái quê. Thế
nên, người làng bảo Tấm như con lai Tây. Đang độ tuổi phơi phới thì mẹ mất sau một
thời gian lâm bệnh chữa trị không qua khỏi. Tấm không học lên nữa, ở nhà giúp
cha nuôi em. Những năm đất nước chiến tranh, con gái quê, học thế cũng là đủ.
Trời phú cho Tấm giọng hát hay, thuộc và hát theo được hầu hết các làn điệu
chèo nghe được từ đài phát thanh trong các chương trình dân ca nhạc cổ. hay học
lỏm khi xem chèo. Có năng khiếu vậy nên ở xã gọi tham gia vào đội văn nghệ,
cũng biểu diễn thi thố này nọ. Xinh xắn và có năng khiếu văn nghệ như vậy,
nhưng ở làng chẳng đám trai nào đánh tiếng, ngoài sự trêu chọc tán tỉnh của mấy
tay cán bộ xã và đám đàn ông đã có vợ, trong khi đám con gái mới lớn bình
thường khác lại đắt như tôm tươi. Hình như người ta ngại cái vẻ đẹp khác người
của Tấm. Tấm cũng chẳng cần, bởi thâm tâm cô vẫn chờ đợi cơ hội để theo nghề
văn công chuyên nghiệp. Và cô hội ấy đã đến, khi đoàn chèo tỉnh nhà về địa
phương tìm tuyển người. Vẻ đẹp hình thể và khả năng ca hát trời phú nên Tấm
trúng tuyển ngay. Những tưởng may mắn thì cha cô đột ngột qua đời vì một cơn
bạo bệnh ngay sau khi cô nhận được giấy gọi nhập đoàn chèo tỉnh. Thật tình, Tấm
không đang tâm tìm cơ hội phát triển tài năng nghệ thuật cho mình mà để lại đứa
em trai chưa đến mười tuổi ở nhà một mình. Tấm đã mấy đêm mất ngủ, nước mắt vắn
dài, đắn đo để đi đến quyết định không vào đoàn chèo tỉnh mà ở nhà làm ruộng
nuôi em.
Cho đến giờ, chị cũng chẳng rõ quyết
định ngày ấy của mình là đúng sai thế nào. Chỉ biết, chị không cảm thấy hối
tiếc hay ân hận gì, thi thoảng lúc lòng dạ yếu mềm càm thấy chạnh lòng. Theo
chồng về quê, một vùng đất viễn biên Tây
Vùng đất Thất Sơn, đồng bằng lầy thụt
xen lẫn núi này thật chẳng đâu có trong cả xứ miền Tây này. Anh Năm, chồng chị
bảo, cả vùng có tới hơn ba chục ngọn núi có tên gọi, nhưng người ta chỉ chọn
bảy ngọn núi làm biểu tượng chính ấy là các núi Cấm, Tượng, Dài, Tô, Sam, Két,
Tà Biệt. Cũng nhiều người kể tên khác, nhưng với chị thì như nhau cả thôi. Nhà
chị ở cách chân núi Nam Vi không xa, nên chị hay lên núi này kiếm củi, tìm cây
thuốc và dọn chút rẫy trồng khoai mì. Quê anh Năm gần chân núi Dài, mỗi khi rảnh
rỗi anh hay cùng đám bạn và người bà con lên núi đốt than và đi săn thú rừng.
Yên ổn gia đình sau chiến tranh biên
giới Tây Nam, anh Năm cậy nhờ xin cho chị vào làm người nấu ăn bếp tập thể liên
cơ quan huyện gồm nông, lâm, thủy lợi, cơ giới. Khu liên cơ đóng trong một khu
vườn rộng hàng chục công đất, dày xanhg cây cối, những xoài, dừa, mãng cầu, vú
sữa. Đây là một khu tịnh xá cũ vô chủ được trưng dụng do người chủ cũ bỏ lại
chay ra nước ngoài dịp giải phóng niềm
Chị vui hơn khi bếp ăn cơ quan đông
thêm khi có người bổ sung. Ấy là mấy cán bộ kỹ thuật, trong đó có một chàng kỹ
sư nông học mới tốt nghiệp ra trường được điều từ ngoài Bắc vào. Bảo, chàng ký
sư trẻ này lại là đồng hương hàng tỉnh với chị. Vậy là hai chị em nhanh chóng
thân nhau. Chị coi Bảo như cậu em trong nhà, quý như cậu Vinh, em ruột chị vậy.
Bảo dáng dấp thư sinh, kiểu người ít lao động chân tay, là con trai duy nhất và
út trong nhà, bên trên có mấy chị đỡ hết việc nặng nhọc cho, nên cậu ta chỉ
biết đôi việc lặt vặt như chăn trâu, tát nước. Tiếp xúc gần, chị thấy cậu chàng
hiểu biết, thông minh và ăn nói cũng khá. Ngày chủ nhật, hễ nhà có món nhậu là
anh Năm chồng chị lại sai con đi mời cậu Bảo đến nhậu cho vui. Bảo khéo tay,
hằng tháng, cậu chàng đến nhà chị hớt tóc cho mấy cha con anh Năm. Những ngày
đầu, Bảo háo hức, còn đòi theo chị lên núi hái cây thuốc và kiếm củi về đun.
Mùa đốt đồng, nhằm chủ nhật, chỉ rủ
Bảo đi đốt rơm rạ trên mấy công đất trồng lúa của gia đình. Hai chị em kẽo kẹt
đèo nhau bằng xe đạp xa gần chục cây số. Rồi lại băng ruộng mệt nhoài mới tới
nơi. Hai chị em ôm rơm rạ chất thành đống, Chị quen việc không sao, chứ Bảo sức
vóc thư sinh, làm một lúc đã mồ hôi nhễ nhại. Châm lửa đốt, khói lên nghi ngút
về trời. Hai chị em ngồi nghỉ uống nước, ăn bắp luộc. Nhắc chuyện quê ngoài
Bắc, Bảo nói nhớ nhà, nhớ mẹ. Chị cũng thấy nhớ, cất lời hát điệu Đường trường thu không. Lâu không hát,
giọng không nhuần nhưng vẫn đúng giai điệu. Man mác buồn. Làn điệu chèo giữa
đồng quê Tây Nam Bộ nghe có gì đó là lạ. Chị dứt lời, hỏi Bảo bớt nhớ nhà chưa,
thì cậu chàng chỉ cười nhẹ, rồi đọc nho nhỏ mấy câu thơ. Chị nghe câu được câu
mất, cũng là nỗi nhớ quê, nhớ mẹ, nhớ người yêu chi đó... Để ý, thấy cậu chàng
rụi tay đầy nước mắt. Chị đùa là khóc nhè nhớ người yêu, thì cậu chàng chối, bảo
khói đồng vào cay mắt thôi. Mùa đốt đồng, khói gọi khói, các đồng rấm rải trác
khắp đồng nghi ngút như mây, cuộn lơ lửng trong nắng quái hoàng hôn đỏ bầm, ma
mị, ám ảnh. Lúc về, thấy cậu chàng mệt, chị nhận phần đạp xe. Bảo ngồi sau có
vè ngượng vì để đàn bà đèo, nhưng do mệt quá, tựa đầu vào lưng chị, thiu thiu
ngủ thì phải. Bàn tay cậu chàng bám nhẹ vào eo bụng chị, vô tình tạo cảm giác
lâng lâng, chị đạp mải miết mà không thấy mệt...
Thấm thoắt vài năm qua qua nhanh. Bếp
tập thể liên cơ quan giải tán. Chị mất việc làm, ở nhà trông giữ con, nuôi thêm
bày gà và mấy con heo thịt làm vui. Không còn bếp ăn tập thể, Chi lo cho Bảo ăn
uống thất thường, nhưng cũng may, cậu ta quen thung quen thổ, có chỗ thân quen
đi lại và cũng thêm bạn bè nhậu nhẹt. Chị vẫn giữ lệ, hễ nhà có mồi nhậu ngon
ngon chút là sai con đi mời cậu Bảo đến nâng ly làm vui. Cậu Vinh, em trai chị
về quê ngoài Bắc khi trở vào đưa theo một người con gái họ hàng xa, tuy vai vế
trên dưới cậu cháu nhưng tuổi xâm xấp nhau. Những tưởng vào chơi thăm thú tính
kế làm ăn, nào ngờ cô cháu ở tịt nhà chị, rồi hai anh ả lằng ngoằng với nhau có
thai lúc nào không hay. Chị cản không được, hai đứa lấy nhau và xin ở riêng.
Chị giận em trai mà cũng thương cho cái thân mình, nuôi em lớn nhưng bảo em
không được, để ra nông nỗi này. Nghĩ mà buồn, thấy uổng phí cái công mình đã hy
sinh cả thanh xuân, tài năng bỏ đoàn chèo ở nhà làm lụng muôi em trai mà giờ nó
sinh ra ra thế. Hai nhà gần nhau một quãng thôi, nhưng ít qua lại, vì cô em dâu
bất đắc dĩ kia e ngại, tránh mặt chị nên ruột thịt mà thành xa cách. Tình
thương em trai, chị chuyển sang cho Bảo. Chị chịu khó nấu nướng các món ăn kiểu
Bắc mời Bảo đến ăn...
Mùa nước nổi về, thật thích. Cả cánh đồng mênh mông dưới chân núi Dài trắng
băng một màu nước, ngút ngàn đến tận mạn kinh Vĩnh Tế. Người ta chị còn nhận
biết đâu là lộ bởi những làn khói bụi đường, khói xăng xe bay lên, và đó đây
hàng cây thốt nốt và dừa để phân định bờ đất. Con đường dài mấy chục cây số từ thị xã Châu
Đốc đi Tịnh Biên, Tri Tôn mảnh như một sợi chỉ, những hòn núi to như Cấm Sơn,
Nam Vi và những quả núi nhỏ khác nổi lổn nhổn trên đồng nước chẳng khác gì đám
dừa điếc khô rụng rơi nổi lềnh bềnh. Xa xa, bờ kinh Tám Ngàn ngày đêm rộn ràng
tiếng ghe xuồng, tắc-ráng phành phạch. Nước lên to, cùng với tôm cá theo về là
cua và chuột đồng. Chị và hai thằng cu con đầu, má con rủ nhau đi nhặt cua và
bẫy lưới bắt chuột đồng. Cua thì con nào con nấy to cộ bò lổm ngổm cắt ngọn
lúa, còn chuột đồng thì từng đàn bám đuôi nhau bơi thành dây, đớp đọt cỏ non
trên mặt nước rồi leo lên thân dừa, thân cây thốt nốt, thân tràm trú ngụ khi no
bụng. Thế nên, người miền Tây mới gọi chuột đồng tránh đi là sóc tràm cho bớt
ghê... Chị tha hồ trổ tài bếp núc làm các món ngon như chuột đồng quay, chuột
bỏ lu, cua đồng rang xả ớt, cua đồng muối nặm, hay nấu riêu chua me, hay nấu
rau đay rau dền cơm... Anh Năm, cậu Bảo có mồi ngon nhậu, còn đám trẻ con thì
thức ăn đãy bụng. Cả nhà tuần nào cùng
vài ba bữa tưng bừng.
Một lần, Bảo nghỉ phép ra Bắc cả
tháng, trở vào, dáng vẻ buồn buồn ít nói. Chị làm đồ nhậu, để anh Năm và Bảo
cụng ly mừng gặp lại sau chuyến đi phép của Bảo. Bữa nhậu, chị hỏi han luôn
miệng, nhưng Bảo chỉ trả lời cầm chừng, mặt mũi vẫn không vui lên chút nào. Đoán
có chuyện, nhưng chị không nài hỏi thêm. Thời gian sau, Bảo lăn ra sốt. Sốt
rét. Vùng này nổi tiếng là vùng sốt rét. Những ai từ vùng khác đến đây sinh
sống, dù có giữ gìn mấy thì không trước thì sau cũng nhiễm sốt rét. Chị và mấy
người quen lo thuốc thang, cơm cháo cho Bảo. May mà cũng nhẹ nên nhanh qua
khỏi. Nhưng sau trận sốt, Bảo gày và xanh xao, cử chỉ chậm chạp, tính tình mềm
yếu hẳn đi. Chị thương Bảo nhiều, nhưng cũng chẳng thể giúp gì hơn. Chị luấn
quấn với đám con đã mệt nhoài ra rồi, nay lại mới mang bầu đứa nữa, chẳng biết
sẽ xoay xở ra sao đây. Mỗi chủ nhật, không phải đi làm, Bảo hay ra nhà chị, có
việc vặt gì thì làm giúp. Chị cũng lấy đó làm vui.
Mùa hè năm ấy, hai thằng cu lớn được
nghỉ hè. Anh Năm hứa cho chúng theo lên rãy làm khoan mì và dạy cách làm than
củi. Bữa cơm trước khi lên rẫy, có mấy ký thịt nhím rừng do một người quen bẫy
được gửi cho, chị trổ tài làm món xào lăn xả ớt và món cà ri ăn với bún. Anh
Sáu và Bảo cụng lý liên tục. Chị ăn qua loa rồi ra xếp đồ đạc cho mấy cha con ở
rãy cả tuần. Buổi chiều, anh Năm đánh xe bò chở đầy nhóc đồ đạc lên rãy. Hai
thằng cu con mừng vui gõ vung nồi hát váng lên. Chị dọn dẹp nhà cửa. Bảo quá
chén, nằm bệt ở bộ ngựa gian ngoài ngủ ly bì. Chốc chốc cậu chàng lại ngóc đầu
dậy thổ ra chiếc chậu chị đặt sẵn bến dưới. Rõ khổ, bữa nay quá chén, lại cảm
gió chi đây nên mới như vậy. Chị lấy nước cho Bảo uống, rồi bắt cậu chàng nằm
sấp để chị giác gió khắp lưng. Nghe chừng cũng đỡ nhiều, nên Bảo ngủ thiếp đi.
Trời sẩm tối. Chị bắc nồi cháo lên bếp
để lát cho Bảo ăn giã rượu. Tắm táp cho đứa bé và lấy cơm cho ăn, rồi chị đi
tắm. Cái buồng tắm đơn sơ phía sau buồng trong và bếp, được quây bằng lá dừa
khô, cũng chỉ để cho đàn bà con gái dùng thôi, chứ đàn ông thì khỏi cần. Là
cách nhớ thế thôi, chứ lúc tối trời, chị ngồi cạnh lu, cởi bỏ áo múc nước dội
lên người loáng chút là xong, lâu thành quen thế rồi. Dân miệt này các nhà đều
vậy cả. Vừa dội nước, nhìn mảnh trăng non nhô đầu núi, tự nhiên vui miệng, chị nhớ
đến một điệu chèo và cất tiếng khe khẽ hát. Bỗng cảm giác có gì là lạ, bèn ngoái
nhìn, chị giật mình vì thấy Bảo đang đứng ở cửa bếp gần sau lưng chị lặng nhìn.
Chị khẽ kêu ối. Bảo ấp úng: “Đang mơ ngủ,
nghe như ai hát... Thì ra là... Chị hát chèo hay quá...”. Chị lúng túng,
quờ tay lấy cái áo vắt nhanh lên bờ vai che ngực: “Ồ, cậu... đã tỉnh rượu rồi ha?
... Chị xong rồi đây. Cậu vừa xỉn dậy, chớ có tắm mà cảm đó nghen...Lau người qua
cho mát thôi,... để chị lấy cháo cho cậu ăn. Cháo chị vừa nấu, ngon lắm.. cậu ăn cho giải rượu.”. Chị cảm nhận giọng nói không bình thường của
mình. Bảo vẫn đứng nguyên đấy, nhưng ý tứ nhìn nghiêng ra mé lộ: “Em vẫn mệt lắm... Bụng còn nôn nao. Chỉ thấy khát nước thôi...”. Nói
rồi Bảo trở lui, đi ra buồng ngoài. Chị vội vàng thay quần áo, luýnh quýnh thế
nào, xỏ nhầm cả ống quần, xuýt ngã nhào.
Chị dọn mâm. Mâm cơm chỉ có hai người.
Chị ăn những thức ăn cũ còn lại từ bữa trưa. Bảo ăn cháo, món cháo thơm ngon
mùi gạo mới, có thịt nhím băm nhỏ, bỏ hành răm cho giải cảm. Bảo ăn uể oải, cố
ăn hết tô cháo để chiều lòng chị. Bữa ăn kéo dài, vừa ăn vừa chuyện. Lúc này,
chị mới lựa lời hỏi chuyện Bảo chuyến ra Bắc vừa qua. Bảo nói mẹ câu năm nay
yếu nhiều, nên đang tính gắng ở lại đây một thời gian rồi ra Bắc xin việc. Chị
chỉ biết nói lời động viên, nhưng thực lòng, nếu Bảo ra hắn ngoài Bắc, chị sẽ
rất buồn, cảm như mình mất đi chỗ dựa tinh thần. Bảo định xin phép về khu liên
cơ thì chị gàn, bảo ở lại đây ngủ, bởi sợ người còn yếu, sợ đêm hôm ngoài trời
gió máy, ngộ nhỡ làm sao thì khổ. Không hiểu sao, chị muốn Bảo ngủ lại. Rồi chị
xếp mềm gối bộ ngựa gian ngoài dọn chỗ ngủ cho Bảo. Cậu chàng chỉ còn biết nghe
theo. Còn chị và đứa nhỏ ngủ buồng trong...
Chị và Bảo lội bì bõm bắt cua trên
đồng ngập nước mênh mông. Thảm lúa hè thu bị lướt đi bởi nước ngập tận ngọn. Cỏ
năn nác mọc chen lẫn. Những con cua càng to kềnh càng chẳng sợ người, lổm ngổm
trên ngọn co giơ càng nghiến cắt ngang ngọn lúa, thấy động thì lấc láo cặp mắt
lồi thô lố ra nhìn và giương càng lên phong thù chứ không them bò chạy. Chị lựa
chiều tay tránh càng. chộp ném vào chiếc thùng tôn. Bảo vụng về hơn nên thỉnh
thoảng bị cua cắp tay đau kêu oai oái. Đang mùa mưa lũ, mây đen kéo lên rất
nhanh rồi mưa xuống như trút. Chị em hò nhau chạy mưa lên bờ kinh, tìm chỗ trú mưa.
Chạy vội, chị vấp chân trong bùn ngã rúi rụi xuống ruộng nước. Bảo vội chồm tới
đỡ chị lên. Mưa ngập ướt, quần áo bết vào người, Bảo giúp chị gột bùn đất,
chẳng hiểu vô tình hay hữu ý, tay Bảo quờ quạng đụng vào bầu ngực căng mẩy của
chị... ”Ấy đừng... đừng...”, chị buột miệng và bừng tỉnh. Thì ra chị vưa
thiếp đi, mê ngủ vậy thôi. Ngẩn ngơ hư thực, trong ánh sáng mù mờ của ngọn đèn
hãm nhỏ treo trên bếp, chị nhột người nhận ra Bảo đang ngồi ghé mép giường ngủ,
Chị nhắm mắt vờ ngủ thì Bảo khẽ cúi người xuống, chạm nhẹ môi vào trán chị, rồi
lướt khẽ chạm vào đầu mũi và dừng ở môi chị. Chị mơ màng êm ái tận hưởng sự
đụng chạm.... cảm nhận đôi bàn tay Bảo đặt vào hai bầu ngục chị đang căng mẩy
lên. Rồi một bàn tay rời bầu vú trướt nhẹ xuống dưới thân, lập tức chị hiểu cái
đích đến của bàn tay ấy nhưng khi nó lướt đến cái bụng bầu thai mấy tháng lùm
lùm thì dựng lại... Bảo rút tay lên e dè... “Đừng...đừng...”. Chị khẽ đảy tay Bảo, ngồi dậy. Phía trong giường, đứa
bé vẫn ngủ say... Bảo lắp bắp: “Nước...khát
nước”... Chị khẽ e hèm, Bảo chui ra khỏi mùng, rót nước ra cốc, uống ừng
ực, thở hổn hển, tần ngần rồi trở ra buồng ngoài. Chị không tài nào ngủ lại
được nữa, nghe tiếng Bảo lát lát trở mình, thở dài... Chi biết Bảo khát gì. Khổ
thân, tội nghiệp cậu chàng, ngần ấy
tuổi, mang tiếng từng có người thương nhưng ý tứ thế chắc gì đã biết đến mùi đàn bà... Vắt tay ngang mày, suy nghĩ
đắn đo một hồi, chị nhỏm dậy, nhìn đứa bé con vẫn say ngủ, nén thở, ra khỏi
màn. Chị thổi tắt ngọn đèn dầu hãm nhỏ ở bếp, rồi nhẹ chân ra buồng ngoài. Ánh sao
đêm hắt qua cửa sổ sáng mờ khiến chị thoáng e ngai. Chị rón rén đến ghé ngồi
bên mép bộ ngựa nơi Bảo ngủ. Chị nghe rõ tiếng thở và nhịp tim mình đập mạnh.
Như hồi chị con gái mới lớn lén ghé bên hàng rào nhìn trộm chàng trai trẻ hàng
xóm sắp vào quân ngũ. Chị lưỡng lự, rồi đặt nhẹ bàn tay vào trán Bảo như kiểm
tra sức khỏe, khẽ vuốt mái tóc Bảo. Cậu chàng nằm co như con tôm, quay mặt vào
trong, im thít như ngủ. Vuốt tóc Bảo một lát, chị mạnh bạo co chân vào trong
mùng, xoay mình nhẹ nhàng nằm xuống bên cạnh, choàng tay ôm Bảo vào lòng. Nghe
tiếng thở, chị biết Bảo thức nhưng nằm im không phản ứng.
Chị bừng tỉnh, ý thức. Bảo vẫn ngậm
bầu vú ngủ lịm. Hai bàn tay trên vòm bụng vẫn ấp vào nhau, chị khẽ rút bàn tay
kia dính dấp và cảm nhận mình ướt át. Lặng im, chị khẽ thở dài, nhích người rút
bầu vú ra, ngồi dậy, cài khuy áo, nhẹ ra khỏi mùng. Hình như trời đã dần về
sáng. Trở vào buồng trong, không dám thắp lại đèn, vì không muốn cơn mộng mị
tan mất, lần mò bóng tối rút then, mở cửa sau, ra lu nước, rửa qua mình mẩy.
Trở về giường, ghé nằm xuống cạnh con, chị vẫn lâng lâng. Chút mặc cảm có lỗi
với chồng, tình cảm với Bảo như thế nào, rồi nhủ lòng, đương nhiên như cậu em
quý mến rồi. Chắc có chút tình cảm ngoài tình chị em, bởi không sẽ chẳng thể có
chuyện này?... Thực ra, cả thời thanh xuân, xinh đẹp, chị đã từng yêu ai đâu,
ngoài bóng dáng anh chàng hàng xóm có họ xa, điển trai, vừa kịp lớn đã vào lính
rồi hy sinh. Với chồng chị, anh Năm, ấy là sự cảm thông, tình thương dành cho
một người đàn ông lớn tuổi, xa quê phải sống độc thân nơi đất Bắc, là sự đền bù
cá nhân nhưng lại mang cái danh chung dành cho miền Nam còn trong cảnh chia
cắt, là nghĩa vợ chống chung con chung của. Mang tiếng là ngấn ấy mặt con, ăn ở
với nhau hơn chục năm trời, đêm đêm đầu gối tay ấp, nhưng chị luôn là người thụ
động, nhiều khi là cam chịu. Đã bao giờ chị chủ động và quyết liệt trong bày tỏ
tình cảm của minh đâu. Chị có băn khoăn, dẫu sao chị là gái có chồng, sắp bốn
mặt con, nhưng chị mới ngoài ba mươi tuổi thôi mà, vẫn còn trẻ đẹp, hấp dẫn lắm
.. Với lại, chỉ là chút bù đắp, an ủi cậu em kết nghĩa lúc khổ đâu, cô đơn mà
thôi. Chẳng hiểu Bảo có ý thức tình cảm và biết ơn chị không, hay là cậu ta chỉ
nghĩ về cô người yêu cũ và coi chị như một kẻ thay thế chốc lát lúc cô đơn?
Thôi kệ, nghĩ nhiều mà làm gì, chị tin vào sự thành thật của mình và sự đón
nhận nồng nhiệt của Bảo, xem như một sự an ủi với cả hai. Chị thiếp đi...
Cả nửa tháng sau đó, Bảo không qua nhà
chị. Còn chị chút lăn tăn nhưng bận rộn quên đi. Anh Năm và hai đứa lớn từ rãy
trở về nhà. Nhịp sống thường ngày hối hả. Rồi không nén được, chị đi chợ thị
trấn và tiện thể ghé qua căn phòng tập thể của Bảo ở khu liên cơ. Bảo có nhà,
đang ôm ghi ta tập một bài gì đó. Chị chủ động: “Lâu lâu không thấy cậu ghé nhà, chị đi chợ, vào thăm sợ cậu đau yếu chi
?...” . Bảo cười gượng: “À không...
em bận vừa đi xã mấy hôm mới về, chị...”. Chị em đôi câu chuyện không đầu
cuối, chị để lại bịch vài chục trứng: “Cậu
nhớ ăn, kẻo một mình ngại nấu, ăn qua loa là không đủ sức khỏe đâu... Cậu nhớ vừa qua sốt rét đấy nha...”. Chị ra về, Bảo
tiễn chị một đoạn đến cổng cơ quan, lúng búng: “Chị Tấm... em thật có lỗi...”. Chị nhìn Bảo, cười buồn: “Bữa nào rảnh qua nhà... lỗi chi đâu... là ở
chị... Để chị bảo anh Năm kiếm chút mồi, cậu qua nhậu cho vui... Anh Năm lâu
không thấy cậu, nhắc hoài đó... Đâu như anh có cái dạ dày nhím rừng mang ngâm
rượu, nói là xớt cho cậu một phần dành để chữa bệnh đâu bao tử... Quý lắm đó...
Nhớ qua chi nghe...”. Bảo gật đầu...
Ít ngày sau, Bảo nói nhận thư nhà, rồi
cậu chàng làm đơn xin nghỉ không lương ra Bắc chăm mẹ bệnh nặng. Chừng mấy
tháng sau, Bảo trở vào, làm thủ tục chuyển công tác ra Bắc hẳn. Cậu chàng bận
rộn thủ tục giấy tờ, chào hỏi, chia tay người quen bạn bè, nhậu liên miên cả
tuần. Trước hôm đi, Bảo mới dành ăn bữa cơm chia tay với gia đình chị. Bữa cơm
bùi ngùi, người đi kẻ ở. Chuyện đêm ấy, chị không nghĩ là mình dâng hiến, đơn
thuần, có thể, đấy là lần cuối cùng ngọn lửa tình dục trong chị bùng cháy, để
rồi dần tàn lụi. Bảo ít nói, trong khi anh Năm liên thuyên đủ chuyện, say líu
cả lưỡi. Chị phải gàn anh chớ ép rượu Bảo để cậu tỉnh táo sớm mai đi xe về Sài
Gòn. Ánh mắt chị và Bảo thỉnh thoảng gặp nhau, soi rọi nỗi niềm riêng. Đêm ấy,
anh Năm tỉnh rượu, cứ vần vò này nọ, thây kệ cái bụng chềnh ềnh của chị...
Bảo ra Bắc ít ngày thì chị sinh bé Út
Hường. Vậy mà, cho đến khi, Út Hường học xong, đi làm thì Bảo trở lại mảnh đất
này. Bảo đã là người đứng tuổi, chững chạc, và là người thành đạt, có con lớn
đang học đại học rồi. Hơn hai mươi năm qua, chị không gặp lại, dù thi thoảng
vẫn nghe được tin tức này nọ. Bảo già đi nhưng vóc dáng vẫn kiểu thư sinh xưa.
Còn chị đã thành bà lão rồi. Gánh nặng gia đình đông con, chồng quanh năm say
xỉn khiến khuôn mặt xinh đẹp nét Tây xưa đầy nếp nhăn, và đầu tóc rụng thưa
vãn, thân hình dỏng cao thành gù xuống. Hai chị em khi thì tranh nói, lúc lại
lặng thinh. Ngần ấy năm xa cách, chị rất sợ vậy mà đã vài lần phải hát điệu Sử rầu. Chị phải tiễn biệt anh Năm và cả
kẻ đầu xanh, do tai nạn và bệnh tật. Trời cho chị sống để làm gì. Chị đứng vững
trên cõi đời này đã là khó nhọc lắm rồi. Nhưng nay chị có chút niềm vui, vì sau
lần trở về thăm chốn cũ, thì mỗi chuyến công
tác pphia Nam, hễ có điều kiện là Bảo lại tạt qua thăm chị. Thêm nữa, Út
Hường có công ăn việc làm, là chỗ dựa cho chị. Chị theo vợ chồng Út Hường lên
thành phố giữ cháu. Ở thành phố, đông vui là thế, nhưng chiều chiều, chị lại
bồng cháu ra ngõ, nhẩn nha hát ru, ngóng về miền Tây mà nhớ quay nhớ quắt ruộng
đồng mênh mông, kinh rạch và bóng núi Dài, núi Cấm...
Thấm thoắt, giờ thì cô Tấm xinh đẹp
hát chèo hay nhất làng ngày xưa đã là một bà lão bảy mươi lưng còng xuống, sống
ở căn nhà nhỏ trên nền đất cũ gần ngã ba lộ. Mùa đốt đồng, mỗi chiều bà lão hay
kê ghế ngồi trước sân nhà hóng mặt về phía đồng xa, nơi những cuộn khói đốt
đồng đùn lên quấn quện thành những dải mây...Nơi ngày xưa ấy, có người đàn bà
trẻ theo chồng xa xứ, hát chèo rất tuyệt và cứ
mỗi mùa đốt đồng hay rủ theo một chàng thư sinh vun gốc rạ đốt đồng khói
lên xông trời...
Mắt bà rớm nước, chắc không phải do khói đốt đồng cay
mắt... ./.
Nhận xét
Đăng nhận xét