TRẦN ĐÌNH HIẾN - Dịch & văn

 


@@@

 TRẦN ĐÌNH HIẾN, Dịch & văn

 

 

 

Tôi thật không ngờ mình lại có chút duyên được gặp dịch giả Trần Đình Hiến thường xuyên đến như vậy.

Trần Đình Hiến là người nổi tiếngtrong làng văn chương và giới dịch thuật văn học nghệ thuật nước nhà. Có thể nói, dịch giả-nhà văn Trần Đình Hiến là người có công trong việc giới thiệu và quảng ba văn học Trung Quốc nói chung và Mạc Ngôn nói riêng (nhà văn Trung Quốc, Nobel văn học năm 2012) vào Việt Nam.

Có thể khẳng định, với Trần Đình Hiến, dịch các tác phẩm của Mạc Ngôn là quá trình ông chuyển ngôi vị từ một người dịch thuật trở thành nhà văn đúng nghĩa. Điều này cho thấy ông đã đồng hóa được nguyên tác và biến nó thành một ngôn ngữ khác (tiếng Việt) chứ không chỉ là người chuyển ngữ thông thường. Đây là cái tài của riêng ông mà không phải người làm công việc dịch thuật nào cũng làm được. Thế nên, Trần Đình Hiến, dịch để trở thành nhà văn là vậy. 

Trong số nhiều tác phẩm của nhà văn Mạc Ngôn được dịch và xuất bản ở Việt Nam thì dịch giả Trần Đình Hiến chiếm 6 cuốn mà theo giới nghiên cứu, đó là những tác phẩm điển hính đại diện cho phong cách Mạc Ngôn (Báu vật của đời, Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ, Tửu quốc, 41 chuyện tầm phào). Cùng với đó, nhà văn Trần Đình Hiến còn là dịch giả một số tác phẩm nổi tiếng của các nhà văn Trung Quốc khác như: Cây hợp hoan (Trương Hiền Lượng), Tô tem sói (Khương Nhung),  Cây không gióNgân thành cố sự (Lý Nhuệ).

Chất lượng cao và sự thành công qua các bản dịch của nhà văn, dịch giả Trần Đình Hiến về văn học đương dại Trung Quôc, đặc biệt những tác phẩm của Mạc Ngôn đã được giới dịch thuật và bạn đọc Việt Nam khẳng định, nên ở đây, tôi chỉ bàn về tính  đặc thù trong văn chương Mạc Ngôn sau khi nghiên cứu thi pháp tiểu thuyết của ông nhà văn này, để thấy sự khó khăn và cÁi tài dịch thuật của Trần Đình Hiến mà thôi.

Để thấy được diều này, ta cùng trở lại lý do vì sao mà Hội đồng Nobel văn học thuộc Viện Hàn lâm Thụy Điển đã trao giải cho Mạc Ngôn: “chủ nghĩa hiện thực ảo giác hòa quyện với những câu chuyện dân gian, lịch sử và đời sông hiện đại được sáng tạo ngay trên mảnh đất quê hương ông”; thêm nữa, thi pháp tiểu thuyết của Mạc Ngôn, ấy là, khác với lối kể chuyện truyền thống xuôi chiều trong văn chương Trung Hoa cổ trung đại, Mạc Ngôn đã làm ngược lại, ông đi tìm, nhặt nhạnh đâu đó các câu chuyện dân gian, hoặc hiện đại mang ra kể, và từ các chuyện kể đó khái quát nên xã hội rộng lớn, mà người đọc thấy thời cuộc, thấy được bóng dáng thời đại mình để rồi tự rút ra những thông điệp cho mình, nói chung là vậy, song cần phải nói đến cái tài của Mạc Ngôn là các câu chuyện đời thường, có vẻ rất thật, thậm chí trần trụi lại được ông nhào luyện, khuấy đảo tít mù, đến mức gây ảo giác,...tạo không gian truyện riêng có, đặng gây hiệu ứng tâm lý me hoặc....

Thế nên, khi chuyển ngữ tác phẩm của Mạc Ngôn dịch giả sẽ rất khó khăn trong việc bao quát chung, nắm bắt ý tưởng, theo kịp mạch văn, “khúc chiết hóa” từng phân đoạn để không sa vào tình trạng mất phương hướng, không kiểm soát được tình tiết và nội dung câu chuyện trong đó. Qua đó, đủ thấy sự am hiểu khá tường tận về văn hóa Trung Hoa để đạt đến độ “thấu tình đạt lý” trong bản dịch. Thêm nữa, văn của Mạc Ngôn giàu chất uy-mua, một thứ hài “ý tại ngôn ngoại” nên không dễ chuyển ngữ chút nào, bởi không khéo, bản dịch sẽ mất chất này.

Trở lại những cuộc đàm thoại với dịch giả-nhà văn Trần Đình Hiến. Biết tiếng ông đã lâu, nhưng phải đến khi về lam biên tập ở tạp chí Nhà văn &cuộc sông của Hội Nhà văn Việt Nam thì tôi mới lần đầu gặp ông. Trần Đình Hiến bảo, ông yêu quý tờ tạp chí này, bởi lịch sử lâu dài và uy tin của nó từ ngày đầu thành lập mang tên Tác phẩm mới rồi trải qua năm tháng với nhiều lần đổi tên Tạp chí Nhà văn, Tạp chí Nhà vaw và tác phẩm và nay là Tạp chí Nhà văn &cuộc sống. Ông cũng quý trong các vị tồng biên tập qua các thời kỳ, nhất là những năm gần đây là nhà văn Nguyễn Trí Huân và nhà thơ Trần Đăng Khoa. Vì quý trong, yêu mến mà đến thăm tòa soạn, để gặp gỡ và đàm đạo văn chương thôi, chứ không phải để tạo quan hệ gửi bài công tác thông thường. Quả là không ít lần, nhà thơ Trần Đăng Khoa và tôi mời Trần Đình Hiến công tác nhưng ông đều cười hiền từ chối, bảo không có bản dịch hay để ông gửi đăng cả. Lại bảo, nếu có gì đặc biệt, mình sẽ gửi các bạn.

Từ đầu năm 2020 đên cuối năm 2022, Trần Đình Hiến hay đến Tạp chí lắm. Tòa soạn Tạp chí rời từ 65 Nguyễn Du về trụ sở Hội Nhà văn ở số 9 Nguyễn Đình Chiểu, ông vẫn hay lui tới, kể cả thời điểm hạn chế đi lại vì phòng dịch Covd 19 tuy có thưa hơn nhưng ông vẫn đến khi có thể. Ông tự đi bằng chiếc xe máy Cub Tôm đời cũ, bảo nhà gần (phố Phan Bội Châu, Hà Nội) đi xe máy cũng nhanh và tiện. Chuyện trò gần trưa thì ông về, dù nhiều lần nhà thơ Trần Đăng Khoa níu giữ,  mời ông dùng bữa trưa. Ông từ chối khéo bảo về kẻo vợ con chờ cơm. Mỗi lần dến, ông đều ăn mặc lịch sự, hay mang theo quà, sô-cô-la cho phái nữ và thuôc lá ngon cho phái mày râu,...Khen ông sức khỏe tốt, ông bảo, nhờ trời vẫn đi được xe máy, rồi ông còn khoe, vài năm trước ông vẫn tự chạy xe máy về quê cách mấy chục cậy số. Còn khỏe ấy là còn lao động dịch thuật được. Thật mừng cho ông và hy vọng cho bạn đọc chờ đợi,...

Chẳng biết các thành viên khác của Tạp chí thế nào, nhưng tôi tin mọi người đều quý trong một người có tài, có tâm và lịch lãm như vậy. Riêng tôi, thực lòng tôi rất quý trọng ông, nên mỗi lần ông xuất hiện ở Tạp chí, tôi vui vì biết mình sẽ tếp nhận và học được từ nơi ông nhiều điều sau mỗi buổi gặp gỡ như vậy. Có những lần thưa khách, cả buổi sang chỉ tôi với ông ở tòa soạn, thầy trò đàm thoại vơi nhau, mặc sức chuyển từ vấn đề này dến vấn đề khác, chuyện nọ sang chuyện kia, say sưa, không bị ai quấy rồi. Tôi đặc biệt “khai thác” từ nơi ông, mà tôi xem như “mỏ quặng quý” tất thảy những gì thuộc về văn hóa, văn học Trung Hoa. Cứ rỉ rả mà khai thác, mỗi lần một chút, ddawcngj tích lũy thêm kiến thức cho mình về lĩnh vực này. Sách thì đầy rãy ra đấy nhưng qua sự thẩm thấu cùng những bình phẩm sâu săc của ông, vẫn thích hơn nhiều. Về Mạc Ngôn, về các nhà văn đương thời, ngược sử về cận đại, trung đại, cổ đại Trung Hoa, ông đều am hiểu, thấu tỏ. Có một vấn đề tôi đặt ra, ấy là tại sao, trong khi văn xuôi đương đại Trung Hoa vẫn tiếp nối dòng chày cổ-trung-cận đại thì ở lĩnh vực thơ phú, mặc dù từng có một nền thi ca Đường, Tống rạng rỡ bậc nhất đông tây kim cổ thế giới, nay lại không có một tác giả, tác phẩm thơ nào khả dĩ cả? Hình như, ông tỏ ra bất ngờ và lúng túng trước câu hỏi này của tôi. Hiện thực cho thấy, cùng với Cao Hành Kiện và Mạc Ngôn đã giật Nobel văn học, văn xuôi Trung Quốc đương đại còn hàng loạt tên tuổi khác như Vương Mông, Giả Bình Ao, Thiết Ngưng, Vương, Tô Đồng...  và gần đây nổi bật với cái tên Tàn Tuyết. Ngẫm nghĩ, ông bảo là có thế thật, nhưng lý giải cho thỏa đáng thì không dễ chuta nào. Rồi ông chuyển hướng, bảo là thơ hiện đại thì Đài Loan khá hơn Trung Hoa đại lục, có lẽ bởi, người Đài Loan hiện giờ phần đông gốc rễ đại lục và dù họ đã qua mấy đời thì vẫn mang nỗi tha hương, ấy là nỗi nhớ về quê cha đất tổ ở đại lục kia; chính nỗi hoài quê hoài quán đó làm nên sắc thái u hoài đầy nỗi riêng chung trong thơ họ. Tôi đồng ý với Trần Đinh Hiến về nhận định này. Nhưng còn lý giải sự mờ nhạt và thiếu bản sắc thơ Trung Quốc đương đại thì vẫn còn là một câu hỏi mở,...

Tôi thử  lý giải hiện trạng này, Trung Hoa quá tự hào về nền thi ca Đường, Tống đỉnh cao của mình hàng ngàn năm nay, đến mức, vô hình chung tự  giàng buộc minh mà không thoát ra nổi. Cùng với đó, sự phát triển quá nhanh chong về đời sống xã hội và văn minh vật chất khiến văn hóa nói chung và văn học (thi ca) không bắt kịp. Văn xuôi dễ bung phá, chứ thi ca thì không. Chính sự hoàn thiện của thể loại, tính chất niêm luật chặt chẽ của Đường thi, Tống từ vô hình chung gò bó trói buộc khiến các nhà thơ khó thoát ra được, mà sự cách tân vón không dễ thành.

Cách lý gải này của tôi, Trần Đình Hiến nghe, gật gù, lẽ thế chăng. Song tôi biết, có thể ông thấy có lý nhưng chưa hẳn đồng tinh !?

Bẵng đi, đâu giữa năm 2023 thì phải, không thấy ông đến Tạp chí, tôi tìm hiểu thì ai đó, hình như nhà thơ Quang Hoài bảo là ông yếu đi nhiều, gần như một chỗ không ra khỏi nhà. Vậy là qua cái tuổi chín chục, con người ta có cố gắng cũng khó vượt qua cái ngưỡng tuổi tác. Thế cũng là ông trời chiều lắm rồi.

Có một điểm mờ trong cuộc đời và sự nghiệp của Trần Đình Hiến, nhưng lại là điểm mở, biến ông với tư cách là một nhà ngoại giao thành một nhà văn-nhà dịch thuật chuyên nghiệp. Tôi nghe nhà văn này, nhà thơ nọ bàn về ông trong những lúc trà dư tửu hậu, rằng khi ông  còn làm việc ở đại sứ quán Việt Nam tai nươc bạn, vì đam mê tìm hiểu và thu thập tài liệu gì đó khiến phía họ nghi ngờ này nọ, nên buộc ông phải về nước. Vậy là sự nghiệp ngoại giao của ông bị đóng lại. Nếu không, rất có thể ông thăng tiến lên vị trí cao hơn song chắc gì văn học Việt Nam có được một nhà dịch thuật tiếng Trung xuất sắc như vậy? Biết vậy nên nhuwqxng làn gặp gỡ ông, tôi không khai thác được gì về chuyện này, bởi không dễ hỏi và đã có lần tôi dợm hỏi thì ông né. Với ông, may hay không thì tự ông rõ mà thôi. 

Chẳng hiểu ông trời có cho Trần Đình Hiến khỏe lại, để ông tiếp công việc nghiên cứu và dịch thuật của mình thêm ít năm nữa? Thiết nghĩ, con người ta, có tài đến mấy thì tinh anh cũng chỉ phát tiết ở một thời điểm và kéo dài đến một thời gian nào đó, chẳng thể dài cả đời được. Vậy nên, chúng ta cũng không nên trông chờ ở người đã đến ngương U100        như Trần Đình Hiến.

Bởi với ngần ấy thôi, dịch giả-nhà văn Trần Đình Hiến cũng đủ để ngạo với đời rồi,...

 

 



Nhận xét