NGUYỄN TRỌNG HUÂN, viết như người rong chơi

 



@@@


Nguyễn Trọng Huân,

viết như người rong chơi,..

 

Tôi và Nguyễn Trọng Huân cùng trang lứa với nhau, về tuổi đời và tuổi văn. Cả hai lại chung một lò đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, mặc dù tôi chuẩn bị tốt nghiệp ra trường thì Nguyễn Trọng Huân mới nhập học. Chẳng hiểu duyên số thế nào, tôi và Huân lại về mái nhà chung, Đài Tiếng nói Việt Nam trong một đợt Đài tuyển phóng viên vào năm 1987. Tôi và Huân là 2 trong số 5 người được Đài tuyển dụng đợt ấy. Tuy là cùng cơ quan, nhưng tôi ở Bam Thính giả, còn Nguyễn Trọng Huân ở Ban Chuyên đề. Biết mặt đấy song không chơi với nhau.

Thời bao cấp vất vả lắm, nên ngoài công việc chuyên môn ở cơ quan, chúng tôi còn ham viết báo vặt, gửi đăng báo đây đó để có thêm khoản nhuận bút. Khi đó báo viết khá thịnh hành, nhuận bút cũng được nên cả tôi và Huân đều ham lắm. Tôi có dăm truyện ngắn, vài ba bài thơ đăng rải các báo thì Nguyễn Trọng Huân lại thiên về bút ký, phóng sự, câu chuyện truyền thanh,... Cứ vậy, cả hai lặng lẽ tích lũy vốn nghề, tích cóp vốn liếng tiền bạc đặng lập gia đình, nuôi con cái... Cho  đến khi có thể “ngẩng mặt lên” với mọi người thì chúng tôi mới thân nhau, như cái lẽ phải thế!... Có lẽ nghề báo gắn với nghiệp văn, cả hai lặng lẽ ganh đua ngầm, dần khiến chùng tôi xích lại gần nhau hơn và trở thành bạn tâm giao. Giờ thì cái gọi là “gia tài văn chương  của cả hai cũng không đến nỗi nào,...

Năm 2009, khi đó, tôi đang đi luân chuyển tại văn phòng VOV Miền Trung (Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại khu vực miền Trung) đóng ở Đà Nẵng, Nguyễn Trọng Huân gọi điện vào, bảo đã lập cho tôi một trang riêng trên một mạng xã hội (Blog Tiềng Việt) và giục tôi tham gia. Tôi ngại không dùng, bỏ đấy một thời gian, cho đế lúc Nguyễn Trọng Huân gửi cho tôi địa chỉ trang blog của anh. Tôi mowrt xem, thấy thú vị và ngay sau đó gia nhập ngay mạng xã hội này. Vậy điều gì hấp dẫn tôi, khiến tôi không thể cưỡng lại? Đơn giản, trang cá nhân của Nguyễn Trọng Huân, lấy đề từ “Viết như người rong chơi”. Hay quá, gợi quá,... vậy tại sao tôi lại không tham gia cơ chứ? Viết như người rong chơi cơ mà. Như thế thì hà cớ chi, tôi lại không rong chơi mà viết...         

          Quả vậy, Nguyễn Trọng Huân coi nghiệp cầm bút, viết văn của mình như một cuộc rong chơi, rong chơi dài dài, thich đâu dừng đấy, chẳng áp lực gì, không cần hội nay hội nọ,... Hứng thì viết, không hứng thì làm việc khác, như vẽ tranh, nặn tượng chẳng hạn,... Lẽ di nhiên, với anh, viết vẫn là chính, là thế mạnh của anh.

          Thoạt kỳ thủy là những bài báo, phóng sự, rồi dăm ba truyện ngắn đăng tải các báo, Nguyễn Trọng Huân dài hơi với truyện ký Bui vết tháng năm về cuộc đời mình từ tuổi hoa niên ở quê đến những năm tháng học đại học và đi làm. Chưa có gì đáng nói, chỉ là sự vỡ vạc nghề văn, cho đến khi xuất bản tập truyện ngắn Người con gái năm Ất Dậu thì Nguyễn Trọng Huân mới khẳng định là một cây bút truyện ngắn. Tiếp nối, cứ vài ba năm cho ra đời một tập truyện ngắn, Nguyễn Trọng Huân đã là một  cây bút chững chạc về thể loại này trong làng văn. Truyện của anh có sự, giàu chi tiết, tốc đọ nhanh, giọng điệu khá hài hước, chút buông thả, song ngôn ngữ còn chưa mấy trau chuốt. Hình như, anh không mấy quan tâm điều này? Cảm giác, Nguyễn Trọng Huân chẳng cần cân nhắc gì, có chuyện là mần, cứ đều đều viết ra, đăng báo, và lâu lâu tập hợp lại đủ cuốn là xuất bản. Tự nhiên như vậy, không quan xiêm chi, quả đúng với quan niệm của mình, viết như một sự rong chơi, viết như người rong chơi mà thôi,...

          Cai sự “viết như người rong chơi” ở Nguyễn Trọng Huân còn biểu hiện ở cái cách anh đi thực tế. Kể cả khi còn công tác ở Đài TNVN và sau này đã nghỉ hưu, Nguyễn Trọng Huân hay du hí một mình. Anh chọn một vùng quê nào đó, tỷ như Tây Nam Bộ, hay Tây Nguyên mà theo mình cần tìm hiểu kỹ hơn, hoặc mục đích khám phá, để thỏa mãn ý thích, hay để viết, thế là khoác ba-lô lên đường. Một mình, chẳng vướng bận ai, phiền nhiễu đến ai, thích ăn ngủ đâu thì dừng ở đó. Nguyễn Trọng Huân không e ngại, có thể làm cái việc “khất thực” một cách tự nhiên thoải mái. Anh có thể tạ vào một nhà nào đó ven đường, uông nước, cà kê chuyện vãn và vui vẻ dùng bữa cụng ly với chủ nhà. Kiểu cách vậy, hóng được ối chuyện, để sau đó những tình tiết câu chuyện vào tác phẩm của mình, cũng tự nhiên như cái cách khất thực. Nguyễn Trọng Huân kể lại những chuyện đó cho tôi, cười khờ khờ đầy vẻ khoái trá. Tính cách Nguyễn Trọng Huân là vậy, xuề xòa đễ dãi bỏ qua những tiểu tiết trong đời thường, sẵn lòng bệnh vực và bao dung những gì mình cho là phải dù việc đó có thể bị công đồng chê trách này nọ. Khi cần thiết, anh nổi tính gàn, sẵn sàng đấu khẩu đến cùng cả ngoài đời thực hay qua mạng xã hội và hầu như chẳng thua bao giờ,...Cái tính cách ấy dường như nhiễm cả vào các nhân vật truyện của anh.

          Trở lại các sáng tác của Nguyễn Trọng Huân. Với chừng trăm truyện ngắn, truyện hay (vào tuyển truyện chọn lọc), truyện thường, Nguyễn Trọng Huân xác lập cho một giọng điệu riêng. Người viết văn, tạo được giọng điệu riêng xem như thành công rồi, bởi điều ấy không dễ chút nào. Thực tế cho thấy, nhiều người cầm bút cả đời mà chẳng có được giọng điệu riêng nữa là. Vậy nên, cái chất văn khẩu ngữ, tưng tửng, hài hước, châm biếm trong các sáng tác của anh dồn hết vào và được đảy lên ở tiểu thuyết Con người máy.

          Trước hết, tôi thấy, Con người máy của Nguyễn Trọng Huân đích thị là tiểu thuyết đúng nghĩa. Nói vậy là có lý do của nó. Lại thực tế cho thấy vài chục năm gần đây, ở ta mỗi năm, các nhà xuất bản cho ra hàng trăm tiểu thuyết. Các cây bút không chuyên nghiệp, nhà văn chuyên nghiệp, thậm chí cả  nhà văn đã thành danh thi nhau ra tiểu thuyết, Phần lớn trong hàng trăm tiểu thuyết ấy là những câu chuyện đời mình của chính tác giả hoặc chuyện của người thân, kể hết chuyện là xong tiểu thuyết, tuồn tuột, nhạt nhẽo, không giọng điệu, cũng chẳng thông điệp gì. Cái gọi là “tiểu thuyết” ấy đầy dãy, vì người ta tự in, rồi mang cho tặng lẫn nhau mà không mấy ai đọc, được mỗi việc ấy là thỏa mãn thói hư danh của người sản xuất ra nó. Mất tiền in rồi lại mất tiền thuê người đọc và giới thiệu, hoặc tổ chức ra mắt sách rầm rộ, đổi lấy vài bài viết dăm câu ba điều tung hô trên báo vặt, nhưng vẫn mất tăm mất dạng như chưa hề tôn tại. Hiện trạng văn xuôi nói chung và tiểu thuyết xứ ta là vậy, nên Con người máy được xem tiểu thuyết dích thực đã là một thành công rồi. Song Con người máy không chỉ vậy, có chuyện, có giọng điệu riêng và thông điệp rõ ràng. Trong thời đại 4.0 công nghệ phát triển vũ bão, trái tuệ nhân tạo (AI) tham gia vào nhiều lĩnh vực khoa học, sản xuất, xã hội và văn học nghệ thuật, tạo ra những hệ lụy đa chiều cho nhân loại. tiểu thuyết Con người máy phản ánh được điều này. Thông điệp mà Nguyễn Trọng Huân gửi gắm vào cuốn sách của mình, ấy là sống trong xã hội loài người thời đại khoa học công nghệ phát triển, trí tuệ nhân tạo và người máy thành thông dụng, sẽ tạo nên một xã hội mà ở đó, người máy nhiễm tính người tốt và xấu,ngược lại, con người thì lệ thuộc dần sơ cứng suy nghĩ và hành xử như người máy. Điều này, chẳng phải xa xôi gì, nó đang hiển hiển nhãn tiền trong xã hội loài người rồi đó.

          Có lẽ, Nguyễn Trọng Huân là người “tiểu thuyết hóa” đầu tiên về người máy ở Việt Nam, nhưng vấn đè này, đi tiên phong ở xứ ta chính là Lưu Quang Vũ. Mấy chục năm trước, khi đang sung sức, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã “sân khấu hóa” chuyên người máy rồi. Vở kịch “Hoa cúc xanh trên đầm lây”, Lưu Quang Vũ đã đề cập mối tương quan giữ người thậtngười máy.  Tôi thích vở kịch đó va với tôi, thêm “Hôm Trường Ba da hàng thịt” là hai vở xuất săc nhất trong toàn bộ sự nghiệp sân khấu của ông. Mặc dù thông điệp của vở kịch không nhằm vào mối tương quan này nhưng trong quá trình gửi gắm thông điệp về việc đi tìm hạnh phúc đich thực của con người, tác giả đã đưa con người máy vào kịch để giải quyết quan hệ thật - giả và sự lệ thuộc khuôn mẫu một cách máy móc của con ngườoo.  Gần đây, tôi và nhà thơ Trần Đăng Khoa  đã thử nghiệm trí tuệ AI trong lĩnh vực văn học nghệ thuật nói chung. Với một câu lệnh chi tiết một chút, nagy lập tức, AI cho ra sản phẩm (bài báo, câu chuyện, bài thơ, bài bình lập, phê bình, bản nhạc hay bức tranh...) không đến nỗi nào, thậm chí khá hơn những nhà chuyên nghiệp. Duy có thơ, AI còn non kém, phải chăng đây là một thể loại thần bí mà trời đất ban tăng cho loài người nên thuật toán của AI chịu thua chăng? Nhà thơ Trần Đăng Khoa cười khoan khoái, phán một câu xanh rờn “vậy là các nhà phải viết thật quái để AI khó bắt chươc được”. Vậy trí tuệ nhân tạo là gì và như thế nào. Tôi nghĩ, loài người hãy cảnh giác May thay, điều này, Nguyễn Trọng Huân ít nhiều nói hộ chúng ta trong tiểu thuyết “Con người máy” của mình.

           Bàn tiếp, có cảm giác, ở tác phẩm Con người máy, Nguyễn Trọng Huân vơ tất cả những thói hư tật xấu của thiên hạ đem nhồi nhét phứa vào các nhân vật chính của mình (vợ chông ông chủ, con người máy, cụ trưởng ngõ) và cả đám nhân vật thấp thoáng xuất hiện tác giả cũng không tha. Tác giả trở thành người lắm chuyện, biết tuốt và ôm đồm hàng đống chi tiết nên giật dây điều khiển khá rối rắm. Chuyện kể cứ thật thật giả giả làm nên sắc thái riêng, sự khoái hoạt. Theo tôi đây là cái được của tiểu thuyết này. Có người chê, truyện viết không có văn vì thiếu chiều sâu, thiếu sự lắng đọng khiến người ta phải nghĩ ngợi, day dứt, cũng có lý. Kết cấu mảng miếng rời rạc, cứ như các mẩu chuyện vặt được lắp ghép vào nhau, Ngôn ngữ huỵch toẹt, trắng phớ, cứ như tác giả vừa viết vừa bình luận....Dại khái vậy. Song tôi lại nghĩ, tính khẩu ngữ, giàu chi tiết, lối dẫn chuyện tưng tửng, giọng châm biếm, khá hài hước làn nên chất văn riêng của Nguyễn Trọng Huân đấy chứ, trong các sáng tác nói chung và riêng đậm ở tiểu thuyết Con người máy. Chính những yếu tố này tạo nên bầu không khí đặng liên kết các mẩu chuyện rời rạc vào với nhau làm thành bộ khung mong manh giữ cho truyện đứng được, chung chiêng đấy nhưng không bị đổ. Điểm yếu chí cốt của tiểu thuyết này, theo tôi là chưa tạo dựng được không gian truyện phù hợp vì thế thiếu chiều sâu, lớp lang, nên thiếu dư ba. Khi đọc, người ta có thể thấy thú vị chi tiết này, câu bình nọ, mẩu thoại kia, cười vui đấy, nhưng qua rồi là nhạt đi ngay,... Văn chương khó là vậy !...

          May thay, như tôi đã bình, tính hoạt kê, châm biếm đồng thời làm nên chất văn Nguyễn Trọng Huân mà cũng cứu vãn và vực dậy tiueeur thuyết Con người máy của anh. Để rồi, qua đó người ta nhận ra cái thông điệp quan trọng mà tác giả ký thác,...

          Sau Con người máy, Nguyễn Trọng Huân vẫn túc tắc viết truyện ngắn, nhưng chẳng có gì bàn thêm. Song có điều này, cảm giác, Nguyễn Trọng Huân dồn hết tâm huyết, vốn sống, trí não vào cuốn sách ấy nên kiệt sức, chuyển đam mê sang nghệ thuật, tỉ như nặn tượng và vẽ tranh màu nước. cũng có chút thành tựu ban đầu, mấy bưc tượng đất có hồn, vài bức tranh nên dáng. Nhưng rồi cũng chán và thôi cả,... Nghệ thuật vốn không đùa.

Giờ thì Nguyễn Trọng Huân chỉ vui với cô nàng Phây. Viết tút ngắn thời sự và luận chiến khi cần. Cũng thích du hí đấy những tốn tiền.  Chắc rồi lại viết thôi ?...

          Thì viết như người rong chơi kia mà!...


Nhận xét