@@@
NHÀ VĂN NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG,
người đi ma ở lại,...
Khi nảy ý định viết một cuốn sách, kiểu như chân dung
văn học, song không phải là chân dung đúng nghĩa, chỉ là phác thảo về một văn
nhân, thi nhân nào đó, hay nói theo dân họa, là phảy mấy nét, thấy bóng dàng
thôi, tôi lại nghĩ đến nhà văn Nguyễn Khắc Trường. Thế là trong bản danh sách
mà tôi nêu ra, cùng các nhà văn nổi tiếng như Kim Lân, Đỗ Chu, Vũ Thư Hiên,
Trần Đình Hiến... tôi điền tên ông, Nguyễn Khắc Trường.
Có lẽ, trước hết, bởi ấn tượng về ông
mà tôi thấy trong buổi cùng nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó chủ tịch Hội Nhà văn
Việt Nam cùng mấy cán bộ hội đên tận nhà riêng để trao cho nhà văn huy hiệu 45
năm tuổi Đảng. Một Nguyễn Khắc Trường ốm yếu nhiều năm, khó khăn nhích từng
chút từ giường nằm đến bên bàn viết ngày cạnh đó. Vậy là ông buông bút rồi. Bất
lực với công việc mà mình theo đuổi cả đời, sống vì nó, vui buồn vị nó,...
Với nhà văn Nguyễn Khắc Trường, tôi biết trước tiên là
bút danh Thao Trường cùng các sang tác của ông chủ yếu trần tạp chí Văn nghệ
Quân đội và bào Văn Nghệ. Mặc dù vậy, không có gì nổi trội, ông vẫn lẫn vào dàn
nhà văn cầm bút và trưởng thành trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của dân tộc. Thú
thật, tôi chẳng nhớ gì về các tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường trước đó, cho đến
khi tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều
ma” xuất hiện. Công bằng mà nói, ‘Mảnh đất lăm người nhiều ma” của
Nguyễn Khắc Trường nổi lên như một hiện tượng của văn xuôi Việt
May mắn sao, cùng với tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” của
Bảo Ninh và “Bến không chồng” của Dương Hướng, “Mảnh đất lắm người nhiều ma”
của Nuyễn Khắc Trường được Hội Nhà văn Việt Nam trao thưởng, tạo thành chiếc
kiềng ba chân vững chắc, ddaanhs dấu sự đổi mới của Văn học Việt Nam hiện đại.
Vậy là, đã vững lại càng thêm vững.
Thêm nữa, ấy là sức lan tỏa của tác phẩm này tăng lên
bội phần nhờ việc được chuyển thể thành phim truyền hình nhiều tập, phim “Đất
và người”, do Nguyễn Hữu Phần và Phạm Thanh Phong đạo diễn, khiến đông
đảo người xem chưa từng đọc tác phẩm in, được tiếp cận qua hình thức tác phẩm
điện ảnh với thế mạnh riêng có.
Vậy nên, “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của
Nguyễn Khắc Trường trở thành hiện tượng nổi trội là đương nhiên.
Trở lại chuyện về Nguyễn Khắc Trường, con người nhà
văn. Lần đầu tôi gặp ông là ở số 4 Lya Nam Đế, trụ sở của tạp chí Văn nghệ Quân đội, quãng đầu những năm
90 thế kỷ 20. Khi ấy, nhà thơ Trần Đăng Khoa vừa tốt nghiệp trường
Ấn tượng ban đầu của tôi về nhà văn Nguyễn Khắc Trường
là vẻ xuề xòa dễ chịu, chẳng có gì là tinh vi tinh tướng cả, mặc dù khi ấy ông nổi
lên lừng lững nhue trái núi với tiểu thuyết vừa xuất bản “Mảnh đất lắm người nhiều ma”.thu
hát bạn đọc cả nước và khiến giới cầm bút xứ ta thèm muốn có được cuốn sách như
vậy.
Sau đó, nghe tin nhà văn Nguyễn Khắc Trường rời khỏi
Nhà số 4 Lý Nam Đế chuyển sang làm việc ở Báo Văn nghệ, rồi nữa là Nhà xuất bản
Hội Nhà văn Việt Nam. Cả quang thời gian này, tôi không gặp ông và hầu như cũng
không đọc được tác phẩm mới nào của ông. Cứ như ông không còn tồn tại ngoài cái
tên và tác phẩm đã mang lại vinh quang nghề viết cho ông. Lâu lâu, lại nghe tin
ông đã nghỉ hưu, rồi ốm đau bệnh tật gì đó, ngồi một chỗ. Biết vậy, tôi vẫn
nghĩ, một ngày nào đó sẽ được đọc tác phẩm mới của ông,...
Tôi về làm trang Web của Hội Nhà văn Việt Nam, rồi
chuyển sang làm biên tập ở Tạp chí Nhà
văn & cuộc sống do nhà thơ Trần Đăng Khoa làm Tông biên tập. Những lúc
hầu chuyện các bậc đàn anh văn chương, mọi người hay nhắc chuyện cũ, rằng nhà
văn Ma Văn Kháng ốm thế này, nhà thơ Y Phương bệnh thế nọ, nhà văn Đào Thắng
tật thế kia,...và trong các cuộc chuyện vẫn như vậy, người ta nhắc đến nhà văn
Nguyễn Khắc Trường cùng các tác phẩm của ông.
Đầu năm 2024, trước tết Giáp Thìn, nhà thơ Trần Đăng
Khoa rủ tôi đi cùng ông đến nhà riêng của nhà văn Nguyễn Khắc Trường đặng trao
huy hiệu 45 năm tuổi Đảng cho ông. Vậy là tôi may mắn được chứng kiến cuộc gặp
gỡ đầy vinh dự và cảm động, cũng được xem là lần gặp gỡ cuối cùng của nhà thơ
Trần Đăng Khoa và nhà văn Nguyễn Khắc Trường. Hôm ấy, ông tỉnh táo và minh mẫn,
duy chỉ không đi lại được, con cái dìu chật vật mới di chuyển được ông từ
giường ra ghế ngồi để thực hiện nghi thức trao quyết định và gắn huy hiệu. Xong
việc chính, Trần Đăng Khoa chuyện đùa tếu táo cốt để gây bầu khong khí vui vẻ.
Tôi hỏi, bác có viết được nữa không, thf ông cười nhẹ, lắc đầu bảo không. Thế
còn đọc, trả lời chút chút thôi cho đỡ buồn. Vậy xem như là chấm hết rồi, tôi
thầm nghĩ. Khi Trần Đăng Khoa báo tin cho ông việc nhà văn Nguyễn Trí Huân đang
điều trị bệnh hiểm nghèo, Nguyễn Khắc Trường cứ thế à, thế à rồi ông nhệu nhạo,
lặp đi lặp lại một câu “Huân nó tốt lắm’,
nước mắt nhòe khóe mắt ông...!
Thế rồi ông lặng lẽ ra đi vào một ngày thu đẹp nắng
hanh hao với chút lạnh se se vào đêm và sáng sớm. Không xuất bản thêm tác phẩm nào nữa sau tiểu
thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma”. Dường như, nhà văn Nguyễn Khắc
Trường xem thế là đủ đối với ông, bởi từ khi cho ra mắt tiểu thuyết đến cho đến
khi ông tạ thế là hơn ba mười năm và trong quãng thời gian dài ấy, ông có ít
nhất hai mươi năm sung sức. Vậy vì sao nhỉ? Tôi tự hỏi vậy và lại tự tìm cách
lý giải,...
Thật lòng, ngay sau hôm đến thăm nhà Nguyễn Khắc Trường cùng nhà thơ Trần Đăng Khoa, tôi có
tìm hiểu.được biết, ông chỉ xuất bản vỏn vẻn 4 tập sách, bao gồm “Cửa
khẩu” (1972), “Thác rừng” (1976), “Miền
đất mặt trời” (1982) và sau cùng là “Mảnh đất lắm người nhiều ma”
(1990). Tôi mang điều này thắc mắc với Trần Đăng Khoa và được biết, sau đó
Nguyễn Khắc Trường có khởi thảo một tiểu thuyết nữa có tên là “Trang
trại” nhưng bỏ dở chừng hoặc giả đã xong nhưng không xuất bản, mà
nguyên do là từ lời khuyên của Trần Đăng Khoa. Gần đây, trong một bài viết mang
tính vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Khắc Trường sau khi ông tạ thế. Ở đấy, Trần Đăng
Khoa tiết lộ rằng, khi viết “Trang trại”, ông có đưa bản thảo nhờ
Trần Đăng Khoa đọc thẩm định. Lời khuyên của Trần Đăng Khoa là không nên xuất
bản cuons này bởi nó đã “mất nhung tuyết
Nguyễn Khắc Trường” và ông đã nghe lời khuyên ấy, quyết định không cho ra
mắt đứa con tinh thần này. Tôi nghĩ, đấy chỉ là một cách nói khéo của Trần Đăng
Khoa, bởi trong câu chuyện bên ngoài, Khoa bảo, cuốn ấy Nguyễn Khắc Trường viết
na ná cuốn trước, về mô-típ nhân vật, cách kể chuyện, mà văn phong lại kém đi. Trần
Đăng Khoa bảo, mình đã nói với Nguyễn Khắc Trường rằng, cuốn sau không nhất
thiết phải hay hơn cuốn trước và cũng có thể kém hơn, chẳng sao, nhưng quan
trọng nó phải khác hẳn. Chẳng rõ Nguyễn Khắc Trường tiếp thu ý kiến nhận xét
của Trần Đăng Khoa ra sao song rõ ràng là ông không xuất bản tiểu thuyết “Trang
trai” nữa.
Tôi lại nghĩ, có lẽ Nguyễn Khắc Trường bị ám thị bởi
chính tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của mình. Ông xem như đó là ngọn
núi mà mình đã chinh phục được và không muốn ngọn núi sau mình chinh phục lại
thấp hơn ngon núi này.
Không xuất bản sách nữa, Nguyễn Khắc Trường chuyên tâm
việc biên tập, nâng đỡ các nhà văn trẻ, chăm chút nâng giấc cho các tác phẩm
của họ đăng đàn trên báo Văn nghệ,
được xuất bản thành sách qua Nhà xuất bản
Hội Nhà v ăn. Việc làm đó của ông thật trân quý!
Giờ nhà văn Nguyễn Khắc Trường khuất bóng ở cái tuổi
78, chưa đến cái ngưỡng đại thọ nhưng cũng đã là già. Xưa cụ Nguyễn Du bảo “thác là thể phách hồn là tinh anh”, thế
nên, tinh anh Nguyễn Khắc Trường vẫn lừng lững đó nơi tác phẩm “Mảnh đất lắm
người nhiều ma” của Ông,...!
Với Nguyễn Khắc Trường, Người đi Ma ở lại,...
Cuối thu 2024
Nhận xét
Đăng nhận xét