@@@
THANH TÙNG, NGƯỜI HẦU CHUYỆN,...
Câu cửa miệng của ông, Thanh Tùng, người hầu chuyện. Thua các cụ, trong chương trình CLB
Người cao tuổi hôm nay, Thanh Tùng xin được hầu chuyện,...
Các thính giả của Đài Tiếng nói Việt Nam, nhất là
thính giả cao tuổi trong nhiều năm quen nghe thưa gửi này của nhà báo Thanh
Tùng, biên tập viên Chương trình phát
thanh Câu lạc bộ của những người cao
tuổi trên sóng VOV2. Thính giả quen, các biên tập viên ở Đài cũng quen,
đến mức nếu vì lý do nào đó, chương trình ấy do biên tập viên khác dẫn là cảm
thấy thiếu và nhơ nhớ,...Như thế, với người làm báo, nhất là báo phát thanh, là
đạt tới đỉnh cao của nghề nghiệp rồi đấy!...
Tuy học hành dang dở, chưa có bằng đại học, nhưng
Thanh Tùng là con nhà nòi của nghề cầm bút nên sớm theo nghiệp cha. Thân sinh
của Thanh Tùng là nhà văn Hoài An, người gác cửa văn xuôi của Báo Văn Nghệ một thời Ông đưa người con
trai cả ra vùng đất mở Quảng Ninh làm công nhân rồi sang nghề cầm bút. Bấy giờ,
Quảng Ninh là vùng đất sôi động, là công trường lớn của miền Bắc XHCN nên các
nhà văn hay chọn đi thực tế sáng tác. Tự thân vùng đất này cũng là vườm ươm
những tài năng văn chương trẻ với các cây bút Tô Ngọc Hiến, Lý Biên Cương, Trần
Nhuận Minh, Yên Đức, Sĩ Hồng... hợp thành dàn văn thơ trẻ nên Thanh Tùng lấy đó
mà làm động lực theo nghề cầm bút. Song Thanh Tùng mới chỉ làm báo ở báo Quảng
Ninh, chuyên viết tin bài tuyên truyền là chính, nuôi chút mộng văn chương mà
thôi.
Rồi Thanh Tùng trở về Hà Nội, bỏ lại vùng đất nỏ sôi
động với một mối tình dang dở, để rồi nó đeo đẳng cả đời ông đến mãi sau này.
Thanh Tùng về Trung ương Đoàn làm phóng viên Phát thanh Thanh niên,một thời gian rồi chuyển sang Phòng phát thanh Công nghiệp và phân phối
lưu thông. Năm 1987 khi tôi về làm phóng viên Đài TNVN (VOV) thì ông đang ở
đây. Thời ấy, tôi nhìn Thanh Tùng đầy ngưỡng mộ, bởi kinh tế bao cấp khóa khăn
mà hàng ngày Thanh Tùng đi làm, áo sơ mi xơ vin quần trắng cưỡi con xe Vespa
màu bạch kim nổ phành phạch lướt trên đường đầy vẻ tranh nhã công tử. Người ta
bảo, vợ Thanh Tùng dạy nghề cắt may thu bộn tiền nên Thanh Tùng mới có xe sang
vậy. Chẳng rõ thực hư thế nào, nhưng rõ là nhà khá giả. Lần nữa thế nào rồi Thanh Tùng chuyển sang Ban
Văn hóa xã hội, làm trưởng phòng Phát thanh dành cho người cao tuổi. Không rõ
trước đó Thanh Tùng viết báo hay dở thế nào nhưng từ khi ông làm phát thanh
dành cho người cao tuổi thì Thanh Tùng nổi danh thành một thương hiệu khá đặc
biệt của VOV. Thính giả yêu quý Thanh Tùng, gọi điện đến và gửi thư về nhà Đài
khen ngợi Thanh Tùng nhiều lắm. Chương trình phát thanh Câu lạc bộ của những người cao tuổi do Thanh Tùng phụ trách, nhất
là các buổi do Thanh Tùng trực tiếp thực hiện được đồng dảo thính giả yêu
thích. Nói vậy, cũng có người chê này nọ, rằng Thanh Tùng dẫn mộc, nôm na, đọc
thơ, ngâm thơ véo von trên sóng như vậy là tự “nhiên chủ nghĩa”. Thanh Tùng đã làm cái việc mà từ ngày khai sinh
nghề báo phát thanh Việt
Thời gian ấy, tôi về cùng ban với Thanh Tùng, phụ
trách chương trình phát thanh Diễn đàn
các vấn đề xã hội, rồi lên làm Phó trưởng ban biên tập nên thành cấp trên
trực tiếp của Thanh Tùng. Tuy là cấp trên nhưng tôi tôn trọng Thanh Tùng lắm
bởi ông hơn tôi chục tuổi lại có tuổi nghề tuổi Đài cao hơn. Lúc này, Thanh
Tùng vượng nghề và vượng cả nghiệp văn. Trong vòng dăm năm, ông cho ra mấy tập
sách. Truyện ngắn, của Thanh Tùng viết có chuyện, có chi tiết, câu chữ chuẩn
chỉ. Có điều văn chưa mấy hoạt, nặng về tả thực thiên chất ký. âu cũng là cái
riêng của Thanh Tùng. Sau vài tập sách mỏng, dường như Thanh Tùng nản, xem như hết
duyên văn chương, dần cạn vốn, chỉ còn chuyên tâm vào việc “hầu chuyện các cụ” mà thôi.
Thời gian này, tôi và Thanh Tùng khá thân nhau. Ông
hay mang chuyện cũ, những chuyện thời trẻ ở Quảng Ninh, ông sống, yêu và viết
báo ra sao. Có những buổi chiều, tôi ngồi chờ duyệt bài còn Thanh Tùng cũng
xong công việc, anh em tôi ra bàn trà ngoài sảnh rỉ ra chuyện cả giờ đồng hồ về
văn chương và chuyện đời nên tôi ít nhiều hiểu tâm sự của ông. Trong các mẩu
chuyện vụn về vùng đất mỏ Đông Bắc thời trai trẻ, tôi cảm nhận từ nơi ông chút
gì đó u hoài, qua vẻ mặt và những câu cảm thán hay tiếng thở dài nhè nhẹ như
thầm trút ra nỗi niềm gì đó canh cánh trong lòng?...
Quả nhiên, một biến cố lớn đến với Thanh Tùng, hiển
nhiên như một trò đùa của số phận,...
Một hôm, cả ban biên tập đông người đang giờ làm việc,
CHỉ có tiếng bàn phím lách chách. Thanh Tùng cũng gõ máy lóc cóc. Ông không
dùng máy tính mà quen gõ chiếc máy chữ cũ. Chợt tiếng chuông điện thoại vang
lên, cô biên tập viên trẻ nhấc máy nghe quen việc thính giả gọi tới phản ánh
này nọ. Cô gọi “Chú Tùng ơi, có người
muốn gặp chú ạ”. Máy chuyển cho Thanh Tùng, ông nghe máy, đối đáp mấy câu
với người gọi tới, hình như có một cuộc hẹn gặp giữa ông với người ấy. Một ai
đó cất tiếng bông đùa “Cụ Tùng ơi, cảm
giác... cứ như cụ có con rơi nhận bố thì phải?”. Cả ban biên tập cười ầm
lên,đùa vui mỗi người một kiểu. Thanh Tùng đỏ bừng mặt, lúng túng thanh minh
thanh nga gì đó. Mọi người càng đùa thêm. Ai dè, câu đùa ấy lại thành sự thật.
Ít hôm sau, như hẹn trước, Thanh Tùng có điện thoại từ
bảo vệ cơ quan gọi ông xuổng cổng gặp người quen. Ông đi đâu đó chừng hơn tiếng
rồi quay về cơ quan dắt theo một chàng trai trẻ chừng ngoài ba mươi tuổi, dàng
dỏng cao, gương mặt sáng sủa. Mọi người ngạc nhiên và thầm đoán. Thanh Tùng vừa
bẽn lễn vừa hồ hởi, giới thiệu với mọi người, đây là con trai ông, kết quả mối
tình đầu của mình với một người đàn bà gôc Hải Dương thời ông làm báo ở Quảng
Ninh hơn ba chục năm trước, Cả ban biên tập ồn lên vui vẻ, thôi thì muôn vẻ
đùa. Chàng trai đầy vẻ tự tin, nói năng thưa gửi chừng chạc lắm. Rồi mầy chị
lớn tuổi góp ý với Thanh Tùng cách nhận con và ra mắt chàng con riêng với gia
đình Thanh Tùng thế nào,...
Chuyện dài dòng tiếp theo và qua đi một cách thuận lợi
cho việc bố con Thanh Tùng nhận nhau và cả chuyện hai bên gia đình gặp nhau
cũng suon sẻ. Thật may cho Thanh Tùng. Những ngày ấy, ông sống trong trang thái
mất cân bằng nên việc công sở có phần chểnh mảng. Mọi người, ai cũng thông cảm
và chia sẻ niềm vui với ông.
Dần dà, tôi được Thanh Tùng kể cho nghe để ngược thời
gian biết về mối tình dang dở mà đơm hoa kết trái này của ông. Ngày ấy, Thanh
Tùng làm phong viên báo Quảng Ninh còn cô gái gốc Hải Dương này làm kỹ thuật
trực máy tiếp song ở Trạm truyền thanh một huyện miền núi Quảng Ninh. Cô gái
khá xinh và hiếu động nên thu hút nhiều chang trai chưa vợ. Cô chọn Thanh Tùng
bởi vẻ bảnh trai thư sinh da trắng môi đỏ như con gái và gia đình thuộc diện
trí thức ở Hà Nội. Thanh Tùng cũng hãnh diện vì đã “cướp trên dàn mướp” cô từ vòng vây bửa của các chàng trai khác. Họ
yêu nhau thắm thiết. Sau này, tôi quen một nhà thơ, chuyện tình cờ biết ông
cũng từng là vệ tinh của cô gái ấy ngày đó. Giờ mà ông nhà thơ này vẫn tỏ vẻ
ghen tức Thanh Tùng may mắn có được cô gái ấy.. Thế đủ biết là chuyện tình anh
chị xưa ghê thế nào.
Và cái kết đơm hoa đậu trái của họ như mọi người đã
biết. Nhưng sóng gió bắt đầu từ đấy. Theo lời Thanh Tùng kể, mối tình họ rạn
nứt trắc trở đúng vào thời điểm cô gái biết mình có thai. Gia đình cô gÁi không
muốn cô gắn bó với Thanh Tùng, còn Thanh Tùng lại muốn rời Quảng Ni8nh về Hà
Nội vì nhà văn Hoài An xin được việc cho con ở thủ đô. Rời bỏ nhau, lỗi tại ai
hai cả hai, chẳng rõ. Chỉ biết, ngày sai đó, cô gái nọ nhận lời lấy một người
cứng tuổi hơn từng nhiều năm theo đuổi cô, là cán bộ lương khá. Hơn nữa, anh ta
chấp nhận cái thai cô mang sẵn trong bụng với Thanh Tùng. Vậy là đôi ngả chia
phôi mà hai bên cùng thuận lợi. Thanh Tùng về thủ đô làm báo lấy vợ dảm đang sinh
liền mấy đứa con nếp tẻ đủ cả. Thử hỏi cũng khó có gì hơn khi không còn duyên
phận với nhau cơ chứ.
Chàng trai con riêng của Thanh Tùng đã lấy vợ, co con.
Cu cậu nghe đâu làm ở bộ phận OTK của một công ty than khoáng sản, còn vợ là
giáo viên dạy tiếng Anh. Thanh Tùng vui khi mấy bên gia đình gặp nhau vui vẻ.
Rồi gia đình ông từ Hà Nội xuống Quảng Ninh đi viếng mộ người tình quá cố, bà này
đã mất ít năm trước vì bệnh trọng. Cậu con riêng có nói rằng lúc mẹ cậu ta còn
sống đã nhiều lần ám chỉ về ông cho con trai mình mỗi khi nghe Thanh Tùng véo
von hót trên sóng phát thanh dẫn chương trình. Cậu chàng còn bảo với bố đẻ mình
rằng cậu đã có ý thức tìm hiểu về ông từ lúc ấy, nghĩa là những năm trước khi
mẹ cậu mất. Thanh Tùng kể chuyện tôi nghe, mừng mừng tủi tủi lạ. Rồi ông kể,
khi cô ấy sinh con, ông đã lén màng cân đường hộp sữa đến thăm mẹ con cô ở Trạm
truyền thanh huyện nọ vào giữa giờ nghỉ trưa mọi người vắng hết để không ai
biết cuộc gặp mặt này, Cô đã bế cu con cho Thanh Tùng xem mặt con, bảo là giống
ông này nọ. Giờ thì đúng con ông rồi. Nó đã kỳ công lân mò tìm hiểu để nhận ông
là cha đẻ. Trời thương tình ban cho ông đứa con trai đầu.
Nhưng rồi, nghe đâu, khi cha con thử ADN làm thue tục
pháp lý nhận con đổi họ theo cha, kết quả trái khoáy xác ddinhj hai người không
có quan hệ huyết thống. Luc ấy, Thanh Tùng đã nghỉ hưu, còn tôi đi luân chuyển
vào Đã Nẵng phụ trách cơ quan thường trú của Đài ở Miền Trung. Thanh xốc nặng,
nghe người ở ban biên tập cũ kể, ông được tin kết quả vậy đổ bệnh nặng, may mà qua
cơn bạo bệnh nhưng theo thời gian yếu dần.
Sau này thi thoảng gặp Thanh Tùng cũng ngài không nỡ
hỏi chuyện cũ, vì sợ đụng vào nỗi đâu của ông. Cũng chẳng thấy ông viết lách gì
thêm nữa. Trước đây mơ hồ cảm tính, có cớ nhận nhau theo cách nói dân gian “cá
vào ao ai người ấy được”, nay giấy trăng mực đen rõ ràng thế nên chẳng còn cớ
gì để nhận nhau, gặp nhau nữa. Một kết cục không có hậu với ông và chàng trai
kia. Lại nghe ai đó bảo, thấy đâu đó cậu chàng xuất hiện trên mạng xã hội, than
ai là cha tôi, cha tôi ở đâu,... Nghĩ mà thương. Chuyện thật của Thanh Tùng thì
tôi đã lấy cốt, bồi đắp thêm da thịt viết thành một truyện ngắn. Không nói lại
ở đây.
Bằng đi mấy năm, tôi gặp lại ông trong một lần ban
biên tập cũ mời các thành viên đã từng công tác và đã nghỉ hưu của Ban, Thanh
Tùng già yếu tiều tụy đến mức vợ ông phải dìu ông đến. Chỗ đông người nên cũng
chỉ gật đầu chào xã giao nhau mà chẳng chuyện được gì. Ông mất đã dăm năm nay.
Người thì thiên cổ những chuyện đời đâu có cũ. Vẫn còn
đấy những câu hỏi trời hỏi đất vu vơ của anh chàng nọ?...
Và cũng còn đấy, như một huyền thoại nghề báo phát
thanh của chúng tôi, Thanh Tùng, người
hầu chuyện các cụ!...
Nhận xét
Đăng nhận xét