Trần Mạnh Thường, tùy bút đêm giao thừa

 


@@@



TRẦN MẠNH THƯỜNG

và những tùy bút đêm giao thừa

 

 

          Khi tôi về làm phóng viên nhà Đài (VOV) thì nhà thơ Trần Mạnh Thường đã như ông Hộ pháp trấn giữ ở Phòng Văn học thuộc Ban Văn nghệ (Văn học nghệ thuật và âm nhạc). Thời điểm ấy, niên tập viên văn học toàn những cây bút tên tuổi là Hoàng Ngọc Anh, Trần Nhật Lam, Nguyễn Bùi Vợi, Trần Mạnh Thường, Trần Nguyên Vấn, Trúc Thông, Tuấn Vinh, Lâm, Huy Nhuận, Lê Đình Cánh, Trương Hữu Lợi,... Còn nhà thơ Vũ Quần Phương thì nghe đâu rời khỏi Đài trươc đó ít lâu.

          Hàng ngày, thấp thoáng bóng dáng to đạm của nhà thơ Trần Mạnh Thường với cặp kính cận dày cộm, dắt chiếc xe đạp cà tàng. Có lần tôi chào ông thì ông giữ lại bảo: “Nghe nói cậu cũng viết văn, có cài gì, bút ký hay truyện ngắn gửi lên chỗ mình, được là cho phát sóng chương trình văn nghệ”. Ông chân tình thế, tôi chỉ biết nghe theo. Thú thật, trước đó, viết được dăm ba cái nhưng ngại không dám gửi, hoặc nếu có thì chỉ dám đưa qua nhà thơ Trần Nguyên Vấn, người tôi quen biết từ hồi chưa về Đài với lời dặn cấn thận: “Anh xem giúp em cái này, nếu thấy được thì anh hãy chuyển Phòng duyệt xem có dùng được không ạ”. Đại khái thế. Giờ nhà thơ Trần Mạnh Thường, cán bộ Ban biên tập mở lời, với tôi, đùng là được lời như cởi tấm lòng.

          Trần Mạnh Thường tính thẳng thắn, bộc trực, không quanh co bao giờ, khác hẳn chất khéo léo có chút hoa hàng kẻ chợ vốn có của của dân thành Nam, mặc dù ông chính gốc họ Trần ở Lộc Vượng, Mỹ Lộc, Nam Định, nơi tọa lạc cung Trùng Hoa  Phủ Đệ tứ thuộc Hành cung Tức Mặc phủ Thiên Trường của Vương triều Trần xưa. Sau này thành quen thân, thi thoảng lúc vui chuyện, tôi bỡn ông vậy, ông chỉ cười. Có lần tôi đùa bảo: “Tên anh, Trần Mạnh... em ngỡ sẽ là Hùng, Dũng hay gì gì đấy, nhưng anh lại Thường...Mạnh mà thường thì còn gì là mạnh.”. Ông nheo mắt kính, xuề xòa:Cái thằng...”. Với đàn em, thân tình, quý mến rồi, ông xưng hô mày tao, bỏ qua sự trịnh trọng trên dưới không cần thiết.

          Chuyện vui về con người Trần Mạnh Thường là vậy. Giờ tôi phác thảo một Trần Mạnh Thường với tử cách nhà thơ, người gác cửa đên văn chương nhà Đài một thời gian dài (ông giữ cương vị Phó trưởng ban Văn học nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam cùng với nhà thơ Trần Nhật Lam, Trưởng ban và sau đó làm Trưởng ban khi Trần Nhật Lam nghỉ hưu).       

          Trần Mạnh Thường viết chậm và kỹ, không sốt ruột tập này tập kia như nhiều nhà thơ cùng thời. Ông tập trung vào công việc của một phóng viên, biên tập viên văn nghệ và cả khi giữ cương vị lãnh đạo. Người làm biên tập viên thơ có cái hay và cũng có cái không hay; hay là được tiếp xúc với nhiều giọng điệu thơ khác nhau đặng phong phú thêm hiểu biết cho mình và qua đó có thể học hỏi thêm ở người; lại không hay ở cái dễ chai lỳ cảm xúc, lâu thành trơ và không khéo lại bị ảnh hưởng của ai đó mà không thoát ra được. Đọc thơ Trần Mạnh Thường tôi cảm nhận trạng thái này ở ông, may là ông tự tìm lối thoát ra được.

          Bài thơ “Năm hòa bình trên xe qua khu bốn”  sau rút tít gọn thành”Năm hòa bình” có mặt ở nhiều tuyển thơ khác nhau. Có lẽ, Trần Mạnh Thường tâm đắc với bài thơ nửa chiến tranh nửa hòa bình này của mình. Hòa bình rồi mà chiến tranh vẫn hiện hình váng vất trong ý nghĩ người ta khi băng qua mảnh đất khói lửa khu bốn: “... Những xóm làng vút qua hối hả/ Hệt như đang chạy tìm tôi/ Lấy cái im lặng thay lời/ Để nói một điều gì hệ trong/ -Đằng trước có bom nổ chậm/ Ngày xưa tôi đã nghe/ Câu ấy không ai nói nhỏ bao giờ...Tất cả có chung khuon mặt/ Lặng lẽ vụt qua/ và hiện lên phía trước/ Như có điều gì muốn nói cùng tôi/ Thành phố đã đi sơ tán cả rồi... / Quên sao được những hầm sâu Quảng Trạch/ Bao vướng víu dọc đường em đã gỡ cho tôi/ Những trái bom nổ chậm cũng gỡ cả rồi/ Cầu đã thông xe/ xe tôi về thành phố/ Một giờ sáu mươi cay số/ Mưa nắng mơ hồ sau tấm kính thời gian...

          Thơ Trần Mạnh Thường nặng những suy tư, cả khi ông viết về hoa tầm xuân: “Nhọc nhắn kết nụ/ Nhọc nhằn nở/ Gày guộc âm thần/ CHẳng mong chi được cắm trong bình/ Lặng lẽ giữ một chút hồng dầu dãi/ Một chút hương cho hoa bớt dại/ Dọc những lối mòn/ Suôt đời đi tìm mùa xuân” (Hoa tầm xuân). Phàm những người viết chậm và kỹ, nếu không tìm được ý tứ thì không viết, song khi có tứ rồi thì chỉ nhăm nhăm biểu đạt cái ý của mình mà quên đi giai điệu, nên câu chữ hay bị gò. Hiếm người được cả ý tứ, câu chữ và giai điệu như nhà thơ Chinh Hữu (Tập thơ “Đầu súng trăng treo). Nhận định vậy, không có nghĩa là tôi nói riêng về thơ Trần Mạnh Thường mà điều này dường như phổ quát rồi.

          Bài thơ |”Cái cò lặn lội” là một bài thơ được Trần Mạnh Thương nâng niu và khác cái tông của ông. Tôi biết nài này ông viết riêng cho vợ con mình mà vô tình nói hộ bao người. Thời bao cấp khôn khó, vợ ông phair đi lao đông xuất khẩu lao động ở Liên Xô, đảy ông vào cảnh “gà trống nuôi con” mấy năm trời chóng mặt chăm hai con nhỏ: “Cái cò lặn lội tuyết trắng mênh mông/ Lạnh buốt dong sông cành mềm gió đập/ Hạt gao lăn qua biết mấy vòm trời/ Lặng lẽ tơi giữ lòng mặt chát/ ... Bao giờ mẹ về từ trời cao thẳm/ Nơi có chòm sao như hình chiếc gàu sòng/ Bao giờ mẹ về bát cơm ủ ấm/ Chỉ nhìm con ăn cũng thấy no lòng/ Cài cò lăn lội tuyết trắng mênh mông”. Tôi nói khác tông với ông như thường thấy, ở đây là sự trải lòng, nói cho chính mình, chứ không phải là sự gắng gượng nói những điều mà người khác hay nói, vẫn nói, cần mình nói để thể hiện tính công dân này nọ.

          Trần Mạnh Thường có viết trường ca. Tập “Thơ và Trường ca” (NXB Hội Nhà văn, 1997), cùng một số bài thơ lẻm Trần Mạnh Thường in trọn trường ca “Lời chào” sau chuyến ông đi thực tế Côn Đảỏ. Hòn đảo chơi vơi ngoài đại dương sóng gió, thành địa ngục trần gian do thực dân Pháp và Mỹ Ngụy biến làm nơi giam giữ những chiến sĩ cách mạng, những người Việt Nam yêu nước, dễ khơi gợi cho người cầm bút. Đã có nhiều người viết và Trần Mạnh Thường cũng muốn thử sức mình ở thể loại trường ca nên ông đã chọn. Và ông đã hoàn thành ý đồ là kể câu chuyện mình muốn kể, nhưng quả thật, gia tài thơ văn của ông dày dặn hơn và phong phú thêm vì có trường ca, như nhiều nhà thơ cùng thời (Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Trần Mạnh Hảo, Anh Ngọc...), song về phương diện nghệ thuật, ngôn ngữ  thi ca thì không có đóng góp gì đáng kể.

          Là nhà thơ nhưng Trần Mạnh Thương có một thứ có xem là “đặc sản” của nhà Đài (VOV), ấy là tùy bút đêm giao thừa. Ngày ấy, theo thông lệ, chương trình phát thanh đón giao thừa (Tết Nguyên đán) hằng năm của nhà Đài bao giờ cũng có phần văn nghệ mà ở đó nhất thiết phải có tùy bút, được giao cho Ban biên tập Văn học nghệ thuật đảm trách. Thế là Trần Mạnh Thường được lựa chọn thực hiện, có đặt bài người  khác nhưng phần lớn do ông phóng bút. Bài tùy bút nửa văn nữa báo này phải ngắn gọn súc tích, đủ tâm đủ tầm, bao quát được dòng sự kiện chủ lưu có điểm nhấn của năm trước và cả dự cảm tương lai. Đại loại thế. Trần Mạnh Thường làm rất tốt việc khó khăn này và dần trở thành thế mạnh của ông, theo đó cũng làm nên uy tín của ông trong con mắt đồng nghiệp báo chí. Còn là thương hiệu của Trần Mạnh Thường, bởi không ít bạn bè đồng nghiệp gọi yui ông là “Ông tùy bút giao thưa

          Chuyện nghề là thế, là nhà thơ đâu phải chỉ chuyên tâm sáng tác và biên tập thơ, còn phải làm đủ thứ theo yêu cầu của ban biên tập. CHuyện vui, có lần tôi gửi Trần Mạnh Thường một bài bút ký tôi viết về vunggf Bảy Núi, An Giang sau chuyến trở lại vùng đất này nơi tôi từng công tác hai mươi năm trước. Trong bài ký có trích câu thơ mà nhà báo Nguyễn Huấn, bạn đồng hành, nỡm tôi “Tri Tôn ơi hỡi Tri Tôn/ Ra đi anh nhớ cái ... nón của em”. Ít hôm sau, tình cờ gặp Trần Mạnh Thường ở sảnh cơ quan, ông gọi giật tôi lại, nheo nheo sau cặp mắt kính cận dày, toét miệng cười bảo: “Này, bài bút ký của mày phát sóng cuối tuần này nhớ... Nhưng tao cắt bỏ cấu thơ tếu của thằng Nguyễn Huấn... Lếu láo quá, chúng mày định chơi xỏ tao đấy à?...”. Tôi cười càu tài: “Là em thử tài biên tập của anh đấy... Xem anh có đọc duyệt kỹ không... hay là cứ ký đại?”. Ông cười: “Mấy thằng nỡm”. Còn một chuyện nữa, tôi muốn nêu ra đây. Trần Mạnh Thường trở thành nhà báo, nhà thơ vào đúng thời kỳ ác liệt của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ông có nhiều bài viết và sáng tác thơ văn về chủ đề này. Sau này, kết thúc chiến tranh, Việt Nam phát triển và hội nhập thế giới, quan hệ VIệt-Mỹ được cải thiện. Con gái của Trần Mạnh Thường làm quen và kết duyên với một chàng trai người Mỹ làm việc cho một tổ chức thuộc Liên hiệp quốc tại Việt Nam. Mọi người lại có cớ đùa ông: “Bác ngày trước chống Mỹ kịch liệt nhỉ... giờ lại chọn một ông Mỹ con làm rể nhi”. Ông chỉ nheo mắt cười: “ Thì thời thế nó thế... nên thế thôi”... Chuyện vui là vậy, đặng thêm một góc nhìn về nhà thơ Trần Mạnh Thường.

          Tôi để ý, Trần Mạnh Thường hầu như không có thơ tình. Trong đời sống ông xuề xòa thoải mái, không thấy tán tỉnh hay trêu đàu đông nghiệp nữ, ngỡ ông khô khan. Nhưng không. Một lần lãnh đạo Đài tổ chức cấp trưởng, phó các ban biên tập nghe đài tập thể đặng lấy ý kiếm nhằm cải tiến chương trình phát thanh nói chung. Mày ngày cuối tuần, kéo quân lân một resort ở Mộc Châu, Sơn La. Tôi và Trần Mạnh Thường ở chung một phòng khách sạn. Tiết đầu thu, thảo nguyên se lạnh và sương khói, dương như tác đông đến tâm trạng con người. Sau bữa cơm tôi có hơi men, hai anh em tôi tán gẫu. Chuyện nọ dọ chuyện kia, Trần Mạnh Thường bông nhiên cởi mở. Ông kể chuyện thời sinh viên cảm một cô bạn cùng lớp, xinh và hiền lắm. Cô bạn ấy cũng có cảm tình với Trần Mạnh Thường và nhận biết tình cảm người bạn trai dành cho mình. Những rồi không ai thổ lọ, chỉ lặng thầm dành cho nhau tình thương mến. Ra trường, chia đôi ngả, cô bạn được phân công lên Tây Bắc dạy học. Tình duyên thầm  kín chẳng nên chuyện gì, vẫn phong trong tâm tưởng mỗi người. NÓi theo người xưa, có duyên mà không có phận. Không rõ cô bạn gái kia thế nào, còn Trần Mạnh Thường thì chắc không phai hình bóng cũ, bởi ông vẫn dõi theo để biết cô bạn ấy truân chuyên đường gia thất và cả công việc sau này... Tôi hỏi ông: “Bác lãnh mạn phết chứ không khô khan như em vẫn nghĩ... Chỉ lạ, hình như bác không có thơ tình nhỉ?”. Ông cươi trừ, ậm ừ cho qua chuyện,...

          Khi nghỉ hưu, Trần Mạnh Thường vẫn say việc nhà Đài, ông giữ chân kiểm thính mảng văn hóa xã hôi và văn học nghệ thuật, cho đến lúc mất đột ngột sau một cơn đột quỵ. Ông rời xa cõi tạm chừng mươi năm rồi đấy,...

          Giờ nhớ lại chuyện cũ và viết về nhà thơ Trần Mạnh Thường, bỗng tôi thèm được đọc một bài, hay vài ba câu thơ tình của ông?!...

 








Nhận xét