@@@
TRẦN NHẬT LAM
mỗi
ngày sau một ngày
Nhắc đến nhà thơ Trần Nhật Lam, ngươi
ta nhớ ngay đến bài thơ “Miền
Mùa thu năm 1987, tôi từ An Giang về
làm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), ở ngay trụ sở 58 Quán Sứ, thì
phòng biên tập của tôi liền dưới tòa biệt thự kiến truc Pháp, nơi Ban biên tập Văn nghệ đóng mà nhà thơ Trần Nhật Lam
là lãnh đạo ban này rồi. Ít lâu sau, Ban này tách đôi thành Ban Văn học nghệ thuật và Ban Âm nhạc, nhà thơ Trần Nhật Lam lên
Trưởng ban Văn học nghệ thuật, rời sang ngôi biệt thự khác vẫn trong trụ sở 58
Quán Sứ. Ngày làm việc, gặp ông thì chào xã giao, chẳng dám ho he gì vì xem ông
hàng cây đa cây đề làng văn nghệ rồi. chỉ
le ve giao du với mấy đàn anh là Lâm Huy Nhuận, Trương Hữu Lợi thôi. Quả vậy,
sau này đọc bài viết “Những cuộc trá trên
căn gác cũ” của nhà báo Trần Nhật Minh, con trai ông, thêm rõ, khách chơi
nhà thưởng trà và đàm đạo thơ văn ở căn gác trong ngôi nhà cũ trên phố Bát Sứ,
Hà Nội của nhà thơ Trần Nhật Lam toàn những tên tuổi làng văn nghệ xứ mình như:
Xuân Diệu, Nguyễn Bùi Vợi, Trúc Thông, Lê Đình Cánh, Vũ Quần Phương, Ngô Văn Phú,
Ngô Quân Miện, Trần Lê Văn, Vân Long, Thanh Hào, Đỗ Văn Hỷ,... Làm người gác
cổng một kênh văn học nghệ thuật quan trọng của nước nhà, quan hệ và giao du
rộng là cần thiết, cũng là niềm vui công việc và cuộc sống của nhà thơ Trần
Nhật Lam. Bản tính ông kín đáo và cẩn trọng, cốt cách nho nhã lịch sự của người
Hà thành làm nên phong thái Trần Nhật Lam.
Vốn tính cẩn trọng nên ông viết cũng
vậy, chậm và kỹ, không xô bồ phóng bút. Sau bốn mươi năm tập thơ đầu tiên (“Đất
tôi yêu” in năm 1973), Trần Nhật Lam mới xuất bản tập thơ thứ hai của
mình. Câu thơ Trần Nhật Lam lấy làm đề từ cho tập thơ “Mỗi ngày sau một ngày” (NXB
Hội Nhà văn, 2013), “Mỗi ngày sau một
ngày/ Ta nắm bàn tay năm tháng,/ Như nắm bàn tay người thương/ Ngón kề ngón đan
bện nhau ấm nóng.../ Ta đan bện ta với cuộc đời”, phần nào thể hiện quan
niệm của mình về cuộc đời và thi ca nữa. Giản dị, không lạ hóa ngôn từ, cũng
chẳng tuyên ngôn, đại ngôn, Trần Nhật Lam lặng lẽ đổi mới thơ. Cốt ở ý, câu chữ
trau chuốt, không câu nệ vần vèo, giữ mạch ngầm, nên đọc và thuộc thơ ông không
dễ. Thơ Trần Nhật Lam, lý tinh át chất trữ tình: “Con chim câu đậu mái nhà sáng rực/ Chiếc tổ êm từng chịu bão giông
nhiều/ Ngày mới mọc từ ánh gươm chiến trận/ Em chính là em của thuở ấy Thăng
Long/ Của đêm hịch của mặt người sạm lửa/ Của khói tan, của ụ súng đầu ô/ Em
chính là em ngang từng khung cửa/ Bay đưa nhành lá ước mơ,... Nhưng em phải là
em, con chim câu bay xa/ Mắt lóng lánh như nghìn năm chuốt ngọc/ Bầu trời mở
những trang xanh em đọc/ Suốt một đời dang cánh chiếm bao la” (Con chim câu bay xa).
Lý tính hầu như ngự trị trong thơ Trần Nhật
Lam. Dường như, ông chủ định thoát khỏi sự ru rín của vần điệu để nói một điều
gì đấy: “Đeo nhẫn cưới vào tay/ Vàng bạc
nói/ Hay trái tim ta nói?... Núi non xếp nếp nhăn trái đất/ Vâng trán xếp nếp
nhăn đời người,... Vườn thu xin nhẹ chân/ Giọng hát cũng thì thầm/ Kéo trái kia
sớm rụng” (Vô đề); Với lục bát,
cũng rất chi lý tính: “Bãi kia mía ngọt
dâu lành/ Phải bao máu thắm cho lành đất ươm/ Bến sao lại gọi bến Thương/ Non
sao non Cội em thường ngóng trông” (Qua
vùng Quan họ); Và cả khi nới với người thương cũng vậy: “Anh được em tin yêu/ Ta đi bên nhau suốt
đời/ Cùng bước qua bao dọc ngang hỗn tạp/ Bàn chân được đặt cạnh bàn chân/ Được
lắng nghe linh cảm trái tim/ Em bảo/ Nhờ thế mà trở nên ấm áp/ Trong một thế
giới còn đó đây giá lạnh/ Anh được vươn thở ngực mình/ Được ngẩng đầu cho đất
nước vươn cao...” (Nói với người
thương); Về một Hồ Tây sương khói: “Vẫn
đấy một Hồ Tây/ Sớm nhòa sương khói, trưa vàng nắng/ Đêm trăng mới thấy tuyệt
vời trăng? Vẫn đấy một Hồ Tây/ Rì rầm/ Chỉ long ta nghe thấy/ Tiếng tận nghìn
xưa sóng vọng về/ Gươm mài ánh lửa sôi lời hịch/ Đúc đồng giã giấy rộn làng
ven/ Chuông chùa thuở ấy nghe hòa tiếng/ Cả đất trời vươn sải dáng rồng bay”
(Vẫn đấy một Hồ Tây),... Cứ vậy, đọc
thơ Trần Nhật Lam,mọi thư căng lên như dây dàn, bỗng dưng tôi lại thèm được thấy ông bớt cứng cỏi hay yếu
đuối một chút để trở thành bình thưởng|?...
Với dáng vẻ bề ngoài nghiêm mô phạm
nên dễ cám giác khó gần nhưng thực ra nói chuyện với ông lại thấy ông dễ gần,
hóm hỉnh ngầm và thú vị. Tôi nhớ, có lần đàm thoại văn chương, Trần Nhật Lam
hỏi tôi: “
Trần Nhật Lam là người khiêm nhường,
hiếm thấy ông to tiếng cả trong công việc quản lý và đời sống hàng ngày. Vợ
ông, biên tập viên văn học Nông Bích Nhuận, một trong những người làm biên tập
thơ đầu tiên ở chương trình phát thanh Tiếng thơ của Đài TNVN (VOV). Bà học
Tổng hợp Văn Hà Nội cùng thời với nhà văn Ngô Văn Phú, nhà thơ Trần Nguên
Vấn... Ông bà sống thuận hòa, các con là Trần Thùy Dương, Trần Nhật Minh và con
rể, con dâu đều làm việc trong lĩnh vực báo chí, văn học nghệ thuật. Nhớ thời
ông bà còn đi làm, hàng ngày, ông đèo bà bằng xe đạp, chiếc Phượng hoàng xích
hộp. Có lần, nhà báo-kịch sĩ Nguyễn Huấn cười đùa vui ông bà rằng “Ông Lam đèo bà Nhuận, ông gày bà béo, nặng
bồng nhẹ tếch, bánh trước xe cứ như bị nhấc lên khỏi mặt đường, nên ông Lam phải
rướn người đạp pê-đan tay ghì ghi-đông đè nó xuống,...”. Quả là thế, tuy
hơi ngoa chút,...
Sau khi nhà thơ Trần Nhật Lam nghỉ
hưu, thi thoảng gặp ông mỗi lần ban biên tập Văn hóa xã hội mời các thế hệ cán
bộ, phóng viên, biên tập viên từng công tác tai Ban đến dự cuộc gặp mặt nhân
dịp kỷ niệm ngày thành lập Đài (07/9) hằng năm. Biết ông khỏe và có thêm niềm
vui mới, ấy là cầm cọ vẽ tranh thử sức ở lĩnh vực hội họa. Với người nghệ sĩ,
có cảm hứng sáng tạo thì ở bất cứ loại hình nào đều quý cả.
Vài năm gần đây, tôi về làm biên tập ở
tờ tạp chí Nhà văn & cuộc sống của Họi Nhà v ăn Việt Nam, Trần Nhật Lam có
gửi đăng chùm thơ. Cảm nhận, ông vẫn nguyên chất lý tính ngày nào. Đấy là sự lựa
chọn của ông. Ở ngưỡng cửa chín mươi xuân, Trần Nhật Lam vẫn bản lĩnh, cứng cỏi
như thời sung sức.
Nhận xét
Đăng nhận xét